Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Graphene - Cách mạng về siêu vật liệu

Graphene - Cách mạng về vật liệu siêu cứng
Graphene - Cách mạng về vật liệu siêu cứng
Graphene là một loại vật liệu được cấu thành từ Carbon nguyên chất, có hình các ô lục giác ghép lại với nhau ở mức độ nguyên tử, siêu nhẹ và siêu cứng, với độ dày chỉ có 1 nguyên tử mà thôi. 1 mét vuông Graphene có cân nặng chỉ 0,77 miligram (tức bằng 0,00077 gram). Graphene có thể bền hơn thép 300 lần đồng thời dẫn điện tốt hơn đồng tới 1 triệu lần.
Graphene
      Liên minh Châu Âu EU vừa đầu tư 1 tỷ Euro (hơn 1,36 tỷ USD) vào tập đoàn tài chính Graphene Flagship Consortium, bao gồm Nokia và nhiều tập đoàn đầu ngành khác để cùng nhau "cải thiện thế giới bằng vật liệu Graphene". Graphene (lá Graphit, than chì) được xem là một loại "siêu vật liệu" cứng nhất thế giới, 1 tấm Graphene siêu mỏng (với độ dày bằng 1 lớp nguyên tử) có thể cứng hơn thép đến 300 lần, đồng thời nó cũng là vật liệu dẫn điện mỏng nhất và tốt nhất hiện nay, Nokia cho biết.
Graphen siêu vật liệu
Graphene gồm các hạt Carbon ghép lại với nhau thành những ô lục giác giống như tổ ong
Graphene là một loại vật liệu được cấu thành từ Carbon nguyên chất, có hình các ô lục giác ghép lại với nhau ở mức độ nguyên tử, siêu nhẹ và siêu cứng, với độ dày chỉ có 1 nguyên tử mà thôi. 1 mét vuông Graphene có cân nặng chỉ 0,77 miligram (tức bằng 0,00077 gram). Graphene có thể bền hơn thép 300 lần đồng thời dẫn điện tốt hơn đồng tới 1 triệu lần. Một số ứng dụng của Graphene gồm có:
Năng lượng:
  • Làm tấm pin năng lượng Mặt Trời dẻo, mỏng và nhẹ để in trên áo, túi xách, các thiết bị điện tử cầm tay...
  • Pin Lithium-ion, pin nhiên liệu.
Trong điện tử tiêu dùng:
  • Dùng Graphene thay thế silicon trong các bóng bán dẫn để dẫn điện tốt hơn, máy chạy nhanh hơn mà không bị quá tải nhiệt.
  • Nhúng vào các vật liệu nhựa để giúp chúng sản sinh ra điện.
Trong công nghiệp:
  • Dùng thay thế sợi Carbon để sản xuất máy bay và vệ tinh vũ trụ, giúp tạo ra các vệ tinh có kích thước to hơn nhưng lại nhẹ hơn.
  • Những tấm Graphene chống khuẩn có thể được nhúng vào giày dép, vải vóc và làm cho chúng không bao giờ bị bốc mùi.
  • Những hộp thức ăn được làm từ Graphene chống khuẩn cũng sẽ giúp cho thức ăn lâu bị hư hơn.
  • Dùng thay thế hầu hết những vật liệu hiếm ví dụ như Platinum và Indium. Graphene có thể cho hiệu quả cao hơn với chi phí rẻ hơn.
Henry Tirri, Phó chủ tịch và là CTO của Nokia cho biết Nokia đã bắt đầu làm việc với vật liệu Graphene từ năm 2006, từ đó đến nay họ đã xác định được nhiều lĩnh vực có thể ứng dụng loại vật liệu siêu cứng này. Henry cũng nói công ty mình đã đạt được nhiều thành tựu rất hứa hẹn tuy nhiên lại không cho biết chi tiết đó là những sản phẩm cụ thể nào.
Còn theo Jani Kivioja, trưởng bộ phận nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Nokia giải thích:
"Khi chúng ta nói đến Graphene là nói đến đỉnh cao của công nghệ hiện nay. Chúng ta mới chỉ đang ở giai đoạn khởi đầu của cuộc cách mạng Graphene. Trước đây chúng ta từng trải qua cuộc Cách mạng Công nghiệp khi tìm ra cách sản xuất kim loại giá rẻ, sau đó là Silicon và bây giờ sẽ là thời đại của Graphene".
 
Còn theo Tapani Ryhänen, trưởng phòng Nghiên cứu Công nghệ Vật liệu và Cảm biến của Nokia cho hay, chúng ta không nên mong đợi sẽ có những sản phẩm được làm hoàn toàn từ Graphene. Vật liệu Graphene chỉ được dùng để cải thiện và nâng cao hiệu suất của những vật liệu hiện có, làm cho chúng tốt hơn. Graphene sẽ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên với những đặc tính ưu việt đó, ta có thể tưởng tượng vào một ngày đó, điện thoại sẽ càng trở nên mỏng hơn nhờ có Graphene, vỏ bền hơn, cứng hơn và cũng nhẹ hơn.
Xem thêm: Graphene - Vật liệu cứng hơn thép, nhẹ như lông chim đuợc đưa lên điện thoại Nokia
Nguồn: http://cokhinangluong.com/news/tin-tuc/graphene-cach-mang-ve-sieu-vat-lieu-87/









Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Dự án bôxít Tây Nguyên: “Cảnh báo của giới khoa học dần đúng!”

(Dân trí) - “Cảnh báo của các nhà khoa học về dự án Bôxít ở Tây Nguyên đang dần đúng. Dự án vẫn được thải bằng công nghệ rẻ tiền, nhiều rủi ro... Nếu làm đến cùng thì bôxít sẽ trở thành gánh nặng kinh tế!”.
>>  Cảng Kê Gà gây nhiều hệ lụy!
>>  Cảng, đường phục vụ bô-xít: Chính phủ yêu cầu giải quyết sớm
>>  Bô-xít lại “làm nóng” nghị trường

Đó là khẳng định của Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) về việc thử nghiệm 2 dự án Bôxít Tân Rai và Nhân Cơ. Tiến sĩ Sơn kiến nghị lãnh đạo Vinacomin xin Chính phủ cho dừng ngay dự án Nhân Cơ, chờ khi nào Tân Rai có hiệu quả sẽ làm tiếp.

“Thuận buồm xuôi gió” cũng lỗ?

Sau chuyến khảo sát thực tế hai dự án trên ở Tây Nguyên, Tiến sĩ Sơn cho biết, đến nay dự án chẳng có gì mới so với những điều đã được cảnh báo từ 4 năm trước. Bùn đỏ - vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm, vẫn được thải bằng công nghệ nghệ “ướt” rẻ tiền và nhiều rủi ro. Công nghệ lạc hậu thì ngày càng rõ, phân xưởng khí hóa than sử dụng công nghệ của những năm 1960, phải dùng than cục tốt của Hòn Gai loại 4A.

Khu vực sẽ trở thành hồ chứa bùn đỏ ở dự án bô-xít Nhôm (Lâm Đồng) (ảnh minh họa)

Khu vực sẽ trở thành hồ chứa bùn đỏ ở dự án bô-xít Nhôm (Lâm Đồng) (ảnh minh họa)

Về hiệu quả kinh tế của dự án Tân Rai, theo Tiến sĩ Sơn, dự án đã xong (nhưng chậm tiến độ gần 2 năm) điều đó có thể “nhẩm” được ra chậm tiến độ 1 năm, riêng lãi suất huy động vốn trong quá trình xây dựng đã làm tăng tổng mức đầu tư thêm gần 1.100 tỷ đồng. Khi đi vào hoạt động, giả sử trường hợp lý tưởng: tổng vốn đầu tư đã được điều chỉnh của Tân Rai chỉ dừng lại ở mức 15.600 tỷ đồng, lãi suất huy động vốn tạm tính 7%/năm, thời gian huy động vốn là 10 năm, trả vào cuối kỳ, riêng chi phí hoàn trả vốn đầu tư (cả gốc và lãi) đã lên tới 2.220 tỷ đồng/năm.

Nếu giá nhôm kim loại trên thế giới năm 2013 sẽ đạt mức 2.300USD/tấn, thì giá xuất khẩu alumina của Vinacomin ở ven biển tối đa khoảng 345USD/tấn. Như vậy, nếu tính chi phí tiêu thụ (vận chuyển, bốc-dỡ, hao hụt) khoảng 25 USD/tấn và thuế xuất khẩu theo qui định là 20%, theo Tiến sĩ Sơn mỗi tấn alumina sẽ lỗ khoảng 124 USD, Vinacomin lỗ 74,4 triệu USD/năm. Trong trường hợp “thuận buồm xuôi gió” nhất (được miễn cả thuế xuất khẩu - ngân sách tạm thời), mỗi tấn alumina sẽ lỗ ít nhất 55 USD, mỗi năm Vinacomin lỗ ít nhất 33 triệu USD.

Gánh nặng kinh tế

Tiến sĩ Sơn cho rằng, dự án gây nguy hại cho sinh thái, nhưng bây giờ chưa thể hiện. Còn đối với Vinacomin, nếu cứ quyết tâm để thử nghiệm đến cùng thì bôxít sẽ trở thành gánh nặng kinh tế đối với cả ngành công nghiệp than ở Quảng Ninh. Khoảng 99,36% lợi nhuận thu được để Vinacomin đầu tư vào các dự án kinh doanh đa ngành (trong đó có các dự án bôxít-alumina) có nguồn gốc từ ngành than. Nếu ngành than bị mất vốn đã đầu tư vào bôxít và trong tương lai vẫn phải tiếp tục “gánh” lỗ cho bôxít (74,4 triệu USD/năm như phân tích ở trên).

“Tôi thấy buồn vì những cảnh báo của các nhà khoa học cách đây 3-4 năm đang dần đúng. Thực lòng mà nói, thâm tâm tôi cũng phải mong cho việc thử nghiệm thành công. Nhưng rất tiếc, việc thử nghiệm đến nay đã cho thấy rõ kết quả ban đầu là: chậm tiến độ, vốn đầu tư tăng, và chủ đầu tư ngày càng đuối”, Tiến sĩ Sơn cho hay.

Trước hàng loạt vấn đề, Tiến sĩ Sơn mong muốn Vinacomin 2 điều, thứ nhất, dũng cảm xin Chính phủ cho dừng dự án Nhân Cơ, chờ thử nghiệm Tân Rai “trót lọt”. Nếu có dự án Tân Rai hiệu quả mới triển khai tiếp Nhân Cơ. Thứ hai, hãy tập trung nguồn lực (vốn, thời gian, cán bộ) để phát triển ngành than ở Quảng Ninh.

“Trong tình cảnh của Vinacomin bây giờ, tiết kiệm được một đồng, giảm tổn thất được một đồng cũng quý (dừng Nhân Cơ cũng tiết kiệm được vài trăm triệu đôla). Còn trong tình cảnh chung không có alumina thì Tây Nguyên vẫn phát triển được, còn thiếu than thì cả nền kinh tế sẽ gay go”, Tiến sĩ Sơn quan ngại.

Quang Phong

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/du-an-boxit-tay-nguyen-canh-bao-cua-cac-nha-khoa-hoc-dan-dung-698928.htm

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Tổng quan về máy đo tọa độ 3d CMM

máy đo tọa độ CMM
máy đo tọa độ CMM
Máy đo 3D hay còn gọi là máy đo toạ độ (Coordinate Measuring Machine, viết tắt là CMM) hoạt động theo nguyên lý dịch chuyển một đầu dò để xác định tọa độ các điểm trển một bề mặt của vật thể. CMM thường thiết kế với 4 phần chính: Thân máy, Đầu do, Hệ thống điều khiển (máy tính) và Phần mềm đo.
Máy đo toạ độ 3d
Máy đo 3D hay còn gọi là máy đo toạ độ  (Coordinate Measuring Machine, viết tắt là CMM) hoạt động theo nguyên lý dịch chuyển một đầu dò để xác định tọa độ các điểm trển một bề mặt của vật thể. CMM thường thiết kế với 4 phần chính: Thân máy, Đầu do,  Hệ thống điều khiển (máy tính) và Phần mềm đo.
Máy CMM có nhiều chủng loại khác khác nhau về kích cỡ, thiết kế và công nghệ đo. Máy có thể chỉ có hệ điều khiển cơ (Manual), hoặc có hệ điều khiển số CNC/PC.
Các máy CMM thường được sử dụng để đo lường về kích thước, đo kiểm mẫu, lược đồ góc, hướng hoặc chiều sâu, đo chép mẫu hoặc tạo hình.
Các thông số cơ bản được quan tâm của máy là các hành trình đo theo trục X,Y,Z; độ phân giải và trọng lượng vật đo của máy. Các tính năng chung của máy CMM là có hệ thống bảo vệ chống va đập, khả năng lập trình offline, thiết kế ngược, phần mềm SPC và bù nhiệt độ. 
Máy CMM kiểu horizon đo các vật thể lớn
Về kết cấu, máy CMM gồm nhiều loại: tay gấp (artigulated arm), kiểu cầu (bridge), kiểu chìa đỡ (cantilever), kiểu giàn (gantry) hay trục ngang (horizonal arm).
- Kiểu tay gấp thường là loại máy nhỏ cầm tay, cho phép đầu dò xoay đặt theo nhiều hướng khác nhau.
- Máy kiểu cầu là loại có trục đo được lắp thẳng đứng với một dầm ngang đặt trên 2 ụ đỡ. Máy đo kiểu cầu (theo trục X) giúp mở rộng phạm vi của vật thể đo.
- Với máy đo kiểu chìa đỡ, trục đo được đỡ bởi một kết cấu đỡ.
- Máy kiểu giàn có kết cấu khung treo trên các ụ đỡ để có thể mở rộng pham vị trên các vật được đo. Các máy đo kiểu giàn có cấu trúc tương tự như thiết kế kiểu cầu.
- Đối với máy đo kiểu trục ngang, trục lắp đầu dò được đặt ngang chìa ra, một đầu gắn trên giá đỡ thẳng đứng có thể dịch chuyển được.
Máy CMM cỡ lớn kiểu gantry
Về hệ thống đầu do cho máy CMM, người ta có thể sử dụng loại đầu dò tiếp xúc hay đo điểm rời rạc, hệ thống đầu đo laser, hoặc camera. Máy đo CMM đa cảm biến có thể được trang bị một lúc nhiều hơn một cảm biến, camêra hoặc đầu dò.
Nguồn: http://cokhinangluong.com/news/tin-tuc/Tong-quan-ve-may-do-toa-do-CMM-85/

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Tối ưu hoá tuổi thọ vòng bi

Tối ưu vòng bi
Tối ưu vòng bi
 
 
Khi vận hành ở điều kiện lý tưởng và khi mà tải tác động không vượt quá giới hạn chịu đựng của kim loại, tuổi thọ vòng bi sẽ không bị giới hạn bởi độ mỏi của kim loại, và trong thực tế, có thể vượt quá tuổi thọ của máy móc. Nhưng trong các điều kiện vận hành thực tế, với các điều kiện khác nhau thì tuổi thọ của vòng bi cũng bị ảnh hưởng khác nhau.
toi-uu-vong-bi-5
Những hư hỏng do quá trình thao tác lắp đặt sai, để nhiễm bẩn vòng bi có thể làm giảm tuổi thọ của vòng bi. Vòng bi phải được lưu kho đúng cách, tháo lắp, kiểm tra và theo dõi tình trạng làm việc tốt. Mức độ sạch trong quá trình lắp ráp vòng bi đặc biệt ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của vòng bi. Để tối ưu hoá hoạt động và tăng tuổi thọ thì phụ thuộc rất nhiều việc bôi trơn có đúng cách hay không và bảo vệ tránh nhiễm bẩn và sự ăn mòn.
Người sử dụng nên nắm một số quy tắc chung sau đây trong việc ngăn ngừa các hư hỏng sớm cho vòng bi.
Theo dõi tình trạng làm việc của vòng bi cho phép chúng ta biết sớm được các dấu hiệu hư hỏng để khắc phục.
Bảo quản tốt
Vòng bi, nếu còn nguyên bao bì đóng gói ban đầu của nhà sản xuất, có thể được lưu kho trong tình trạng tốt trong nhiều năm trong điều kiện môi trường bảo quản sạch, không bụi bẩn, độ ẩm thấp, tránh nơi va chạm và có chấn động. Tránh cất giữ vòng bi trực tiếp trên sàn.
Đối với vòng bi lớn nên đặt nằm và được đỡ các phía của vòng trong và ngoài. Nếu đặt ở vị trí đứng, trọng lượng của các vòng và các viên bi có thể gây ra méo cục bõ do các vòng này có thành mỏng.
Độ sạch của các vòng bi là hết sức quan trọng. Tất cả vòng bi phải được bảo quản sạch sẽ. Khi bị nhiễm bẫn và có sự ăn mòn sẽ dẫn đến làm ngắn tuổi thọ của bất cứ vòng bi nào.
Người sử dụng nên chú ý khi bảo quản loại vòng bi có nắp đậy kín trong khoảng thời gian dài. Tính chất bôi trơn của mỡ được sử dụng để điền vào các vòng bi có thể làm vòng bi bị hỏng do làm rơi rớt vòng bi dễ dàng khi vận chuyển.
Thao tác xử lý và lắp đặt vòng bi
Do các chi tiết của vòng bi có độ chính xác lớn, nên đòi hỏi phải hết sức cẩn thận khi xử lý và lắp đặt chúng bằng dụng cụ thích hợp. Lắp đặt chính xác cũng góp phần làm tăng tuổi thọ vòng bi.
Thống kê có 16% nguyên nhân gây hư hỏng sớm vòng bi là do lắp đặt sai, thường là sử dụng lực tác động lớn, không có sẵn các dụng cụ tháo lắp chuyên dụng và làm sai phương pháp. Đối với công việc lắp đặt đơn riêng lẻ, để lắp đặt vòng bi đúng và hiệu quả có thể dùng phương pháp thuỷ lực, nhiệt hoặc dụng cụ cơ khí, việc lựa chọn phương pháp nào cho hợp lý nó phụ thuộc vào kích cỡ và loại vòng bi. Đối với đa số vòng bi thì lực tác động khi lắp đặt không được tác động trực tiếp qua các viên bi.
Đối với công việc lắp đặt chuyên nghiệp, sử dụng kỹ thuật và dụng cụ chuyên dùng, có thể giúp bạn giảm thời gian. Sau đây là các gợi ý khác khi lắp vòng bi:
  • Đảm bảo vòng bi và trục sạch sẽ và không bị trầy xước.
  • Không tháo vòng bi ra khỏi bao bì gói của nhà sản xuất cho đến khi bắt đầu lắp.
  • Không rửa vòng bi mới.
  • Chỉ tác động lực ép lên vòng trong hoặc cả vòng trong ngoài cùng lúc khi lắp.
  • Tác dụng lực tối thiểu cho phép và với khả năng kiểm soát của của phương pháp tiến hành là lớn nhất.
toi-uu-vong-bi-6
Tháo vòng bi

Một lý do tháo vòng bi là để thay mới. Khi tiến hành qúa trình tháo, phải hết sức cẩn thận tránh làm hư trục làm ảnh hưởng đến hiệu suất của máy. Tình trạng của trục ảnh hưởng lớn tới tuổi thọ của vòng bi mới.
Một lý do khác, tháo vòng bi cho việc bảo dưỡng hoặc thay thế các bộ phận khác của máy. Dụng cụ và phương pháp tháo phải thích hợp cho trường hợp này vì vòng bi sẽ được sử dụng lại (ngoại trừ bị hư hỏng trong quá trình tháo). Việc lựa chọn dụng cụ tháo phụ thuộc loại vòng bi, kích cỡ và kiểu lắp ghép.
toi-uu-vong-bi-2
Bôi trơn
Đối với vòng bi để độ tin cậy vận hành khi mang tải nặng ở tốc độ cao, chúng phải được bôi trơn đầy đủ để tránh có sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai bề mặt kim loại với nhau (tạo ra ma sát) giữa các viên bi, rãnh bi và vòng giữ bi. Chất bôi trơn cũng làm hạn chế sự mài mòn và bảo vệ bề mặt vòng bi chống lại sự ăn mòn.
Thường có sẵn bảng lựa chọn việc sử dụng mỡ hay dầu bôi trơn cho vòng bi, và đặc biệt ngày nay, chất bôi trơn rắn đã được phát triển, nhất là phục vụ trong điều kiện nhiệt độ cực cao. Việc lựa chọn thực tế chất bôi trơn phụ thuộc trước hết vào điều kiện vận hành, như khoảng nhiệt độ làm việc, tốc độ và các ảnh hưởng khác.
Qua thời gian, chất bôi trơn phân bố trong vòng bi dần mất đi tính chất bôi trơn của nó, sau một thời gian làm việc cơ khí, bị thoái hoá và hình thành các tạp chất. Chính vì vậy, nếu bôi trơn bằng mỡ cần bổ sung thêm hoặc thay mới và đối với bôi trơn bằng dầu thì phải được lọc và thay mới định kỳ giúp tăng tuổi thọ vòng bi tới mức cao nhất.
Theo dõi tình trạng thiết bị
Để kéo dài tuổi thọ vòng bi, điều cần thiết là phải theo dõi tình trạng máy và vòng bi trong khi máy vận hành để có thể phát hiện sớm hư hỏng và xử lý trước khi nó phát triển. Điều này sẽ không chỉ làm giảm khả năng hư hỏng lớn mà còn cho phép lên kế hoạch vật tư và nhân lực, và kế hoạch sửa chữa hạng mục liên quan trong suốt thời gian ngừng máy.
Các thông số theo dõi tình trạng máy quan trong cần quan tâm theo dõi bao gồm: tiếng ồn, nhiệt độ, tốc độ, rung động, độ đồng tâm trục, tình trạng dầu bôi trơn, và tình trạng vòng bi. Có các thiết bị đo khác nhau sẽ giúp phân tích các thông số khác nhau.
toi-uu-vong-bi-4
Mất đồng tâm trục chiếm 50% nguyên nhân
phá hỏng máy. Dụng cụ cân chỉnh (trên hình)
sử dụng đơn giản và cho độ chính xác cao.

Mất đồng tâm trục
Mất đồng tâm trục chiếm 50% nguyên nhân phá hỏng máy. Khi máy bị hư hỏng sẽ làm tăng thời gian ngừng máy, không tạo ra sản phẩm và tăng các chi phí. Việc cân chỉnh sai sẽ làm tăng tải tác lên chi tiết máy, làm tăng mài mòn và lực kéo và đặt thêm ứng suất lên gối đỡ.
Mất đồng tâm trục xảy ra khi đường tâm quay của hai trục máy không cùng nằm trên một đường thẳng. thường có hai dạng mất đồng tâm (lệch theo phương song song và lệch góc), và hầu hết các trường hợp, mất đồng tâm gây ra cùng lúc bởi hai dạng này.
Mất đồng tâm trục ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của vòng bi. Mất đồng tâm trục tạo ra ma sát, ma sát này tạo ra lực tác động lên vòng bi của cả thiết bị dẫn động và bị dẫn.
Một vài trường hơp, mất đồng tâm trục gây ra tải tăng lên 20%, điều này làm giảm tuổi thọ tính toán khoản 50%.
Cân chỉnh đồng trục chính xác mang lại những lợi ích sau:
  • Kéo dài tuổi thọ vòng bi,
  • Tối thiểu ứng suất lên khớp nối
  • Giảm các rủi ro về quá nhiệt và phá huỷ
  • Tối thiểu mài mòn của vòng làm kín
  • Hạ thấp rủi ro chất bôi trơn bị nhiễm bẩn và rò rỉ
  • Giảm tiêu thụ năng lượng
  • Tối thiểu rung động và tiếng ồn
  • Tăng thời gian chạy máy.
(theo: baoduongcokhi.com)
Xem Thêm:

Xem Thêm:
- Các lưu ý khi sử dụng và Chẩn đoán các hư hỏng của ổ lăn (vòng bi, bạc đạn)

- Cấu tạo, phân loại và ưu nhược điểm của ổ lăn (vòng bi, bạc đạn)

- Cách kiểm tra sự đồng tâm (hay sự thẳng hàng) của vòng bi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Nguồn: http://cokhinangluong.com/news/kien-thuc-kinh-nghiem/toi-uu-hoa-tuoi-tho-vong-bi-84/

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Graphene - Vật liệu cứng hơn thép, nhẹ như lông chim đuợc đưa lên điện thoại Nokia

Vật liệu cứng hơn thép, nhẹ như lông

Vật liệu cứng hơn thép, nhẹ như lông

Nokia đang có cơ hội rất lớn để đưa công nghệ vật liệu siêu bền “Graphene” vào sản xuất điện thoại di động

mới đây, hãng điện thoại Phần Lan và tổ chức Graphene Consortium đã nhận được khoản tài trợ 1 tỷ Euro từ Liên minh châu Âu cho tương lai và các công nghệ mới nổi (FET) để nghiên cứu và phát triển graphene cho các ứng dụng thực tế.

Nokia nghiên cứu vật liệu cứng hơn thép, nhẹ như lông chim trên di động 1

Graphene là loại vật liệu được tạo thành từ một nguyên tử carbon được 2 nhà khoa học người Nga Andre Geim và Konstantin Novoselov phát hiện 7 năm trước và đã đem lại cho 2 nhà khoa học này Giải thưởng Nobel Vật lý năm 2010. Graphene có độ cứng gấp 300 lần thép và trọng lượng "siêu nhẹ".

Các nhà khoa học và công nghệ Mỹ dự báo graphene sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong thông tin không dây, đặc biệt con người có thể phóng vệ tinh với kích thước bằng tòa nhà nhiều tầng nhưng trọng lượng chưa bằng trọng lượng của miếng thịt nướng.

Người ta có thể tải về điện thoại thông minh một băng hình có độ phân giải cao chỉ trong thời gian tính bằng nano giây. Hãng sản xuất điện thoại thông minh sớm khai thác tính năng ưu việt của grephene sẽ chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường điện thoại thông minh thế giới.

Nokia nghiên cứu vật liệu cứng hơn thép, nhẹ như lông chim trên di động 2

Trong y tế, nhờ grephene, các bác sĩ có thể sử dụng các loại dược phẩm mới với liều lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư nhưng không gây hại những tế bào lành. Graphene có thể sử dụng chế tạo máu nhân tạo, giúp con người tránh được nguy cơ bị truyền máu nhiễm virus hoặc không phải mất nhiều thời gian tìm kiếm các loại máu hiếm. Graphene có thể được sử dụng làm thuốc chữa bách bệnh cho người già.

Nokia hiện đang là công ty điện tử lớn nhất trong tổ chức Graphene Flagship Consortium, bao gồm 73 công ty và nhiều tổ chức học thuật trong các lĩnh vực khác nhau. Do đó, hãng điện thoại Phần Lan đang nắm trong tay một lợi thế cực lớn có thể “xoay chuyển” toàn bộ ngành công nghiệp di động.

Nguồn: http://cokhinangluong.com/news/Tin-tuc/Vat-lieu-cung-hon-thep-nhe-nhu-long-chim-Nokia-83/