Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Composite - tạo nên sự khác biệt

medium_vjm1369743801

Sản phẩm ván lát sàn, ốp tường

Để tạo sự khác biệt về trang trí nội - ngoại thất từ những vật liệu tiên tiến, mới đây, nhóm nghiên cứu của Viện Kỹ thuật nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện thành công đề tài nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit (composite) làm vật liệu xây dựng, trang trí nội - ngoại thất.

Xuất phát từ thực tế
Đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, vì thế nhu cầu trang trí nội - ngoại thất bởi những vật liệu tiên tiến trong kiến trúc và xây dựng, tạo sự khác biệt, tinh tế cũng ngày càng nhiều. Hiện trên thị trường, các doanh nghiệp chủ yếu nhập những loại vật liệu xây dựng, kiến trúc compozit từ các nước Đức, Ý, Malaysia... Với công nghệ hiện tại, các sản phẩm phần lớn được tạo thành từ những lát gỗ mỏng, qua xử lý bề mặt với nhựa nhiệt rắn (nhựa phenol formaldehyd, melamin, polyeste, epoxy…), sau đó ép ở nhiệt độ cao để định hình sản phẩm. Phương pháp này có nhược điểm là khó gia công các sản phẩm có hình dạng, kết cấu phức tạp, khó tái chế…

Trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm ở trong và ngoài nước, được sự hỗ trợ của Bộ KH-CN, nhóm nghiên cứu đã bắt tay vào thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit trên cơ sở nhựa polyolefin (polyetylen, polypropylen) khâu mạch (XLPO) và bột gỗ biến tính ứng dụng làm vật liệu xây dựng, kiến trúc nội-ngoại thất”.
Ts Nguyễn Vũ Giang, Viện Kỹ thuật nhiệt đới cho biết, kết quả nghiên cứu và tìm hiểu cho thấy, bột gỗ là vật liệu gia cường tốt cho nhựa nhiệt dẻo bởi nó có thành phần chủ yếu gồm cấu trúc kết tinh xelluloza, hemixelluloza và vô định hình lignin, đường kính trung bình từ 0,1 - 0,2mm, có độ bền kéo đứt và modul đàn hồi cao, giá thành thấp, tỷ trọng nhẹ… Hiện việc sử dụng nhựa nền trên cơ sở các nhựa polyolefin có khả năng khâu mạch và vật liệu gia cường bột gỗ để chế tạo vật liệu compozit ứng dụng làm vật liệu xây dựng, kiến trúc nội - ngoại thất cũng chưa được nhiều nhà khoa học trong nước nghiên cứu và công bố. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng loại vật liệu này trong ngành công nghiệp nhựa compozit ngày càng mạnh ở các nước phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam bởi một số ưu điểm như có khả năng tái chế, tính chất cơ lý tốt, gia công được theo phương pháp nhựa nhiệt dẻo truyền thống như ép phun, đùn, thổi… quy mô công nghiệp. Vật liệu compozit nhựa nhiệt dẻo - gỗ được ứng dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau có cấu trúc, hình dạng phức tạp như chi tiết kết cấu và trang trí cho ngành công nghiệp ôtô, công nghiệp điện - điện tử, công nghiệp giao thông vận tải, xây dựng như tấm lát sàn, tấm ốp tường, thanh profile cho cửa, đồ nội thất…
Công nghệ có tính ứng dụng cao

Xuất phát từ thực tế đó và được sự hỗ trợ của Bộ KH-CN, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit trên cơ sở nhựa polyolefin (polyetylen, polypropylen) khâu mạch và bột gỗ biến tính ứng dụng làm vật liệu xây dựng, kiến trúc nội - ngoại thất. Nhóm đã nghiên cứu biến tính bột gỗ, ghép các phân tử silan lên bề mặt để tăng độ kết dính với nhựa nền, đồng thời, chế tạo các hạt nano SiO2 “in situ” tương tác hóa học trực tiếp với hạt gỗ bởi sự điều khiển phản ứng giữa dung dịch silan và alkoxit (ví dụ như tetrametyl ortosilicat) trong quá trình biến tính. Hạt nano SiO2  có tính chất cơ lý và độ bền cao hơn gỗ. Các hạt nano SiO2  in situ hình thành sẽ lấp đầy các lỗ trống vi mô trên bề mặt gỗ, làm tăng diện tích tiếp xúc của hạt gỗ và nhựa nền, đóng vai trò như những chiếc nệm giữa hai pha của WPC, làm tăng cơ tính của vật liệu.
Bột gỗ sau khi biến tính được phối trộn theo quy trình đặc biệt nhằm tối đa hóa lượng bột gỗ có trong thành phần WPC nhưng vẫn đảm bảo sự phân tán tốt để tạo hạt WPC masterbatch. Hàm lượng dicumyl peoxit (DCP) thích hợp được sử dụng để tạo liên kết giữa các phân tử nhựa và silan biến tính bột gỗ và hình thành các liên kết ngang (giữa các phân tử polyme nền với nhau) trong khối tạo thành nền nhựa XLPO.

Cùng với đó, để khắc phục những nhược điểm của thiết bị đùn ép một trục vít có sẵn của đơn vị, nhóm đã tự nghiên cứu, thiết kế thêm hai bộ phận quan trọng để hình thành dây chuyền đồng bộ chế tạo hạt masterbatch WPC. Bộ phận thứ nhất là thiết bị trộn siêu tốc với tốc độ 1.400 vòng/phút, thể tích buồng trộn 100 lít, có thể điều khiển được nhiệt độ trộn và làm mát thích hợp. Hỗn hợp nhựa, bột gỗ sau biến tính và phụ gia sau khi trộn sẽ được đưa vào máy đùn một trục vít. Thứ hai là thiết bị tạo hạt làm mát bằng không khí. Sợi WPC nóng chảy sẽ qua thiết bị này để tạo hạt. Thiết bị này sẽ ngăn không cho WPC nóng chảy tiếp xúc với nước làm mát như công nghệ thông thường. Lưỡi cắt đặc biệt quay liên tục được ốp sát đầu phun của xilanh đùn, hạt nhựa nóng chảy được hút chân không qua hệ thống thổi gió làm mát trực tiếp tạo sự mất nhiệt nhanh chóng, qua hệ thống sàng phân loại và chuyển sang công đoạn đóng bao gói. Nhóm nghiên cứu cũng đã chế tạo thử nghiệm tấm lát sàn, ốp tường compozit XLPO/bột gỗ qua 5 bước: xử lý và làm sạch bột gỗ, biến tính bột gỗ, phối liệu, tạo hạt, tạo sản phẩm.
Theo ông Nguyễn Vũ Giang, Viện Kỹ thuật nhiệt đới, chế tạo hạt WPC dạng masterbatch (hàm lượng bột gỗ dự định đạt 80 - 85%kl.) theo công nghệ này vẫn còn mới ở Việt Nam. Sự thành công của công nghệ này có thể nhân rộng quy mô lớn, tạo tiền đề cho việc xây dựng nhiều nhà máy chế tạo các loại hạt masterbatch khác như tro bay, CaCO3, carbon black, mica, oxit silic, hạt màu, hạt chống cháy… với hàm lượng lớn chất vô cơ với chi phí đầu tư thiết bị, chi phí sản xuất thấp cung cấp cho thị trường ngành công nghiệp sản xuất nhựa, compozit trong nước và xuất khẩu. Kết quả của đề tài cũng sẽ đóng góp một phần vào lĩnh vực nghiên cứu đầy triển vọng là chế tạo polyme compozit từ các nhựa nhiệt dẻo thương mại và bột gỗ...

Xem thêm:
==> Công nghệ bọc composite để tăng tuổi thọ cho các kết cấu thép Cacbon làm việc trong môi trường biển

==> Vật liệu Composite: Tổng quan công nghệ
==> Việt Nam ứng dụng thành công vật liệu composite vào sản xuất

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam vào không gian

Vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam vào không gian

Vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam vào không gian

Vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam vào không gian

Vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam được phóng vào vũ trụ sáng nay sau ba ngày trì hoãn. Bức ảnh đầu tiên chụp Việt Nam sẽ được truyền về vào ngày 10/5.

Bức ảnh đầu tiên chụp Việt Nam sẽ được truyền về vào ngày 10/5.

Vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam vào không gian

Hình ảnh tên lửa đẩy Vega mang vệ tinh Việt Nam vào vũ trụ. Ảnh chụp màn hình ArianespaceTV.

VNREDSat-1 phóng vào vũ trụ lúc 9h06 theo giờ Hà Nội bằng tên lửa đẩy Vega, từ bãi phóng Kourou, Guyana thuộc Pháp, theo ông Châu Văn Minh, chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trước đó, vệ tinh VNREDSat-1 dự kiến vào không gian ngày 4/5, nhưng bị trì hoãn do điều kiện thời tiết.

VNREDSat-1 nặng 115 kg, có tổng mức đầu tư là 70 triệu USD bằng vốn vay viện trợ từ Pháp và vốn đối ứng của Việt Nam. Vệ tinh sẽ giúp Việt Nam chủ động cung cấp ảnh vệ tinh chất lượng và độ phân giải cao cho các bộ, địa phương có nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

VNREDSat-1 vào vũ trụ cùng hai vệ tinh khác là Proba-V và ESTCube-1.

Tên lửa Vega mang vệ tinh Việt Nam trên bệ phóng. Ảnh:Arianespace

Tên lửa Vega trên bệ phóng. Ảnh:Arianespace

Sau khi rời mặt đất 1 giờ 57 phút, vệ tinh VNREDSat-1 tách ra khỏi tên lửa đẩy Vega và tự điều chỉnh tới quỹ đạo làm việc. Lúc 11h20 giờ Hà Nội, vệ tinh VNREDSat-1 đi vào quỹ đạo.

Theo kế hoạch, thời điểm có thể thu nhận được tín hiệu đầu tiên sau khi VNREDSat-1 vào vũ trụ là 14h30 hôm nay. Bức ảnh chụp trái đất đầu tiên sẽ được gửi về sau hai ngày và bức ảnh chụp khu vực Việt Nam sẽ được truyền về sau đó một ngày.

Sau giai đoạn vận hành thử nghiệm để đánh giá và hiệu chỉnh các thiết bị đặt trên vệ tinh kéo dài trong ba tháng, vệ tinh VNREDSat-1 sẽ được chính thức bàn giao cho Việt Nam khai thác sử dụng.

VNREDSat-1 tách khỏi khoang chở hàng VESPA của tên lửa đẩy VEGA

VNREDSat-1 tách khỏi khoang chở hàng của tên lửa đẩy VEGA, bắt đầu hoạt động trong không gian. Ảnh: Vast.ac

Vệ tinh VNREDSat-1 là vệ tinh quang học quan sát Trái đất, có khả năng chụp ảnh toàn bộ các khu vực trên bề mặt trái đất. Vệ tinh có quỹ đạo đồng bộ mặt trời (SSO), độ cao là 680 km. Độ phân giải mặt đất là 2,5 m (PAN) và 10 m (MS). Vệ tinh có kích thước 600 mm x 570 mm x 500 mm và nặng khoảng 120 kg. Tuổi thọ của vệ tinh theo thiết kế là 5 năm.

Hương Thu - Vnexpress

Xem thêm:

Nguồn: http://cokhinangluong.com/news/tin-cong-nghe/ve-tinh-vien-tham-dau-tien-cua-viet-nam-vao-khong-gian-101/

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Nội địa hóa công nghiệp cơ khí: Không như kỳ vọng

Công nghiệp cơ khí là một trong những ngành then chốt, có vai trò đặc biệt trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nên luôn nhận được sự quan tâm, chính sách ưu tiên đầu tư, phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngành cơ khí tăng trưởng rất chậm và không đạt được mục tiêu nội địa hóa như kỳ vọng.

noidiahoacokhi

Gia tăng gánh nặng nhập siêu

Việt Nam có thị trường cơ khí khá lớn, tăng trưởng mạnh, đạt khoảng 16 tỷ USD/năm và tốc độ tăng trưởng không dưới 20%/năm. Theo Tổng hội Cơ khí Việt Nam, giai đoạn 2011-2030, nhu cầu đầu tư dây chuyền thiết bị trên thị trường nội địa cả nước khoảng 250 tỷ USD song các doanh nghiệp (DN) cơ khí mới đáp ứng khoảng 25%. Thị trường còn bỏ trống lớn nhất hiện nay là các lĩnh vực thiết kế, chế tạo thiết bị cho ngành y tế, dược, viễn thông và thiết bị gia dụng. Hiện tại, mỗi năm cả nước phải nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD máy móc, thiết bị, góp phần dẫn tới gánh nặng nhập siêu.

Theo Viện Nghiên cứu cơ khí (NARIME), các DN Việt Nam chưa thiết kế được thiết bị cho các nhà máy lớn nhưng lại có khả năng thiết kế được các nhà máy thủy điện, cơ khí thủy công, nhiệt điện, máy canh tác nông nghiệp và chế biến nông sản, sản phẩm cơ điện tử như máy phân loại hạt, một số thiết bị y tế… DN trong nước đã thực hiện tư vấn quản lý nhiều dự án nhiệt điện, xi măng, bô xít, giàn khoan, đóng tàu, một số dự án thủy điện... Thực tế này cho thấy, Việt Nam hoàn toàn có thể đảm nhận được việc thiết kế, chế tạo, cung cấp sản phẩm cho thị trường với tỷ lệ nội địa hóa đến 50%. Tổng hội Cơ khí Việt Nam cho biết, hiện nay DN "nội" có thể chế tạo và cung cấp hầu hết các thiết bị thuộc dây chuyền thiết bị đồng bộ như hệ thống vận chuyển than, thiết bị nâng, cầu trục, thiết bị vận chuyển, hệ thống lọc bụi, máy cô đặc, máy biến áp, một số thiết bị cho ngành xây dựng... Một số sản phẩm đã được chế tạo đáp ứng nhu cầu trong nước như biến thế, động cơ, dây cáp điện, tủ bảng điện, động cơ, hộp số... Các DN đã hoàn toàn làm chủ lĩnh vực chế tạo kết cấu thép với năng lực đến 600.000 tấn/năm. Nhiều sản phẩm cơ khí thủy công trước đây phải nhập khẩu với giá 3 USD/kg, nay DN nội địa đã tự chế tạo với giá chỉ bằng 1/2. Những sản phẩm đáng chú ý là hệ thống băng tải bô xít dài 5km, giàn khoan sâu 90m nước, cần cẩu 1.200 tấn của Cơ khí Quang Trung, máy biến áp 500KV của Công ty CP Thiết bị điện Đông Anh. Với thực lực như trên, tại sao ngành cơ khí vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu?

Có hỗ trợ - không tận dụng

Nguyên nhân dẫn đến ngành cơ khí không đạt các mục tiêu chiến lược theo Quyết định 186/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là đấu thầu giá rẻ, không chú ý đến nguồn gốc xuất xứ, tỷ lệ nội địa hóa, do vậy hầu hết dự án lớn đều rơi vào tay nhà thầu nước ngoài. Tiếp đó, nhiều dự án lớn vay vốn nước ngoài thường có điều kiện phải mua máy móc, thiết bị của nước cho vay vốn. Quan trọng hơn, việc xây dựng chiến lược, quy hoạch công nghiệp cơ khí chưa đồng bộ; chưa đề xuất được giải pháp tổng thể gắn hoạt động đầu tư với việc phát triển ngành, giữa phát triển các ngành công nghiệp với chương trình phát triển ngành. Trong khi đó, các giải pháp, chính sách đã ban hành để hỗ trợ ngành chưa được thực hiện nghiêm túc…

Bộ Công thương cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ ngành cơ khí thông qua cơ chế tạo đơn hàng, chỉ định thầu hoặc chỉ định đấu thầu trong nước các phần việc trong nước thực hiện được, nhất là đối với các gói thầu EPC (nhà thầu thực hiện cả ba nội dung công việc, bao gồm tư vấn, mua sắm vật tư, thiết bị và thi công) quy mô lớn. Với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, cần chỉ định thầu hoặc tổ chức đấu thầu trong nước. Nếu DN nước ngoài tham gia thầu, phải liên danh hoặc làm thầu phụ với nhà thầu trong nước (nhà thầu trong nước là đơn vị đứng đầu liên danh). Máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ của dự án cần được phân định rõ ràng. Phần thiết bị chính để bảo đảm chất lượng cao, công nghệ tiên tiến, phải được đấu thầu quốc tế, có chỉ định xuất xứ hàng hóa và phần thiết bị phụ, kết cấu thép... có khả năng chế tạo thì cần có cơ chế ưu đãi để tạo thuận lợi cho DN trong nước. 

Về phần mình, các DN cơ khí cần chủ động cơ cấu lại sản xuất, tìm hướng đi thích hợp, tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị DN, giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng; mở rộng thị trường, chủ động tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, liên kết quá trình sản xuất của các tập đoàn lớn trên thế giới để mở rộng thị trường xuất khẩu và tranh thủ tiếp thu công nghệ mới.

(theo: Hanoimoi)

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Cơ khí lo mất thị trường

Cơ khí Việt Nam

Cơ khí Việt Nam

Đây cũng là áp lực chung cho ngành cơ khí Việt Nam khi lộ trình AFTA (Hiệp định Tự do thương mại khu vực ASEAN) ngày càng gần. Nhiều doanh nghiệp (DN) đang đối mặt với nguy cơ mất lợi thế về thị trường ngay trên sân nhà.

Cơ khí chế tạo, xây lắp Việt Nam

Cạnh tranh gay gắt

Ông Nguyễn Anh Nghĩa, chủ DN tư nhân Anh Nghĩa (huyện Trảng Bom), cho biết thời gian trước DN chuyên nhận làm các đơn hàng linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy cho các thương hiệu lớn, như: Honda, Yamaha, SYM… Năm 2011, DN đã đầu tư chi phí làm ISO với mục tiêu sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy thuần Việt đưa ra thị trường. “Nhưng hiện nay, đơn vị buộc phải chuyển hướng sản xuất vì tỷ lệ đơn hàng trong lĩnh vực ô tô, xe máy chỉ còn chiếm khoảng 10% tổng sản lượng sản xuất. Nhiều DN cùng lĩnh vực với Anh Nghĩa cũng đang lao đao vì nhu cầu về linh kiện, phụ tùng của các công ty lắp ráp, sản xuất ô tô, xe máy giảm sút mạnh” - ông Nghĩa nói.

Ông Nguyễn Minh Đức, chủ Garage ô tô Đức tại phường Tân Phong (TP. Biên Hòa), nhận xét các dòng xe ô tô từ Thái Lan, Indonesia… xuất hiện ngày càng nhiều tại thị trường Việt Nam. Theo đó, nhu cầu về phụ tùng, vật tư dùng trong sửa chữa ô tô xuất xứ từ các nước trên cũng tăng nhanh. So với phụ tùng nhập từ Nhật và các nước phương Tây, hàng từ các nước ASEAN có giá rẻ, thời gian đặt hàng cũng nhanh hơn nên được ưa chuộng.

Ông Võ Văn Phụng, Giám đốc Công ty TNHH Phụng Tiến (TP. Biên Hòa), chuyên sản xuất phụ tùng cho các loại máy nông nghiệp lo lắng: “DN Việt đã hụt hơi trong cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Lộ trình AFTA ngày càng gần, áp lực hàng ngoại cạnh tranh giành thị phần nội địa càng nặng nề hơn”.

Chưa có chính sách hỗ trợ

“DN cơ khí của Việt Nam chủ yếu là DN nhỏ và vừa. Tuy chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực này không thiếu nhưng chỉ mới thể hiện trên giấy tờ chứ chưa đi vào thực tế” - ông Võ Văn Phụng nhận xét thêm. Theo đó, đến nay DN hầu như vẫn “tự bơi” trong điều kiện lãi suất cao, đơn hàng giảm... Chính vì vậy, những gì ngành cơ khí làm được thời gian qua chủ yếu nằm ở phân khúc thị trường khá “dễ dãi” về chất lượng và độ tinh xảo, không đòi hỏi trình độ công nghệ chuyên sâu nên giá trị sản xuất thấp. Khi cánh cửa hội nhập mở rộng theo lộ trình AFTA, DN nếu không đầu tư máy móc công nghệ mới, quy trình sản xuất hiện đại thì không thể tạo ra được những sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nguy cơ mất thị phần ngay trên sân nhà là điều khó tránh khỏi. 

Đồng quan điểm trên, ông Phùng Ngọc Trung, chủ DN tư nhân cơ khí kỹ thuật Trung Cao (TP. Biên Hòa), phân tích: “Ngoài việc lãi suất cao kéo dài thì hệ thống hạ tầng về công nghiệp phụ trợ yếu và thiếu, DN trong lĩnh vực cơ khí không dám đầu tư công nghệ hiện đại, dù đây là yêu cầu sống còn trong giai đoạn hội nhập hiện nay”. Chính vì vậy, nhiều đơn vị chấp nhận làm hàng gia công mà chưa quan tâm nhiều đến lĩnh vực cơ khí chế tạo. Những khoảng trống này đã khiến máy móc, thiết bị nước ngoài có cơ hội tràn vào chiếm lĩnh thị trường nội địa.

Chủ một DN có kinh nghiệm gần 20 năm chuyên nhập máy móc, thiết bị cũ về tân trang rồi bán ra thị trường nội địa chia sẻ, đến nay ngay cả mũi khoan đá Việt Nam cũng phải nhập khẩu nên chưa thể nói đến sản xuất những loại máy móc, thiết bị cần sự đầu tư lâu dài với nguồn vốn lớn. Đây là lý do các loại máy móc, thiết bị cũ của nước ngoài cách đây vài thập niên đến nay vẫn được thị trường nội địa tiêu thụ mạnh.

Nguồn: http://cokhinangluong.com/news/ban-tin-noi-bo/co-khi-lo-mat-thi-truong-99/

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Một số giải pháp thi công tuyến cáp ngầm đưa điện ra huyện đảo Lý Sơn

Để đảm bảo an toàn, tránh các mối nguy hại như neo tàu, thủy lưu, lưới cá… làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến cáp ngầm xuyên biển cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn, cần sử dụng công nghệ rất cao và kỹ thuật phức tạp trong công tác thi công cáp ngầm xuyên biển. Đồng thời, cáp phải được chôn và cố định dưới đáy biển.

thi-cong-cap-ngam-1

Sơ đồ nguyên lý

Dự án “Cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm” do Tổng công ty Điện lực miền Trung làm chủ đầu tư, Ban QLDA Điện nông miền Trung được giao quản lý Dự án đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Tư vấn - Xây dựng điện 4 thực hiện khảo sát, lập dự án đầu tư.

Sau chuyến khảo sát thực địa của Công ty, ngành và địa phương đã thống nhất được phương án hướng tuyến. Theo đó, điểm đầu trên đất liền là thanh cái 22 kV tại Trạm biến áp 110 kV Dung Quất; điểm bắt đầu đi cáp ngầm xuống biển là Đ2 tại thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn; điểm tiếp bờ trên đảo là C2 tại thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn; điểm cuối tuyến là thanh cái 22 kV Trạm phát điện diesel hiện có trên đảo. Tuyến đường dây 22 kV bao gồm 13 km đường dây trên không và khoảng 26 km cáp ngầm dưới biển. Hiện nay, đơn vị tư vấn đang khẩn trương khảo sát theo phương án tuyến được thống nhất.

Để đảm bảo an toàn cho cáp điện ngầm dưới biển, tùy theo điều kiện thực tế, có thể lựa chọn một trong các giải pháp thi công sau:

Rải cáp và chôn cáp đồng thời

Cáp được thả xuống đáy rãnh (hoặc tì trượt xuống đáy rãnh đối với loại máy chôn cáp có cơ cấu đào dạng lưỡi cày hoặc bánh xích) ở phía sau. Máy chôn cáp di chuyển về phía trước, tiếp tục phun nước cao áp tạo rãnh, đồng thời lượng đất cát xói lở sẽ được ống phun định hướng đẩy về phía sau lấp đầy rãnh cáp.Cáp được rải và chôn đồng thời xuống dưới đáy biển. Máy chôn cáp được kéo bởi tàu chủ di chuyển tới trước theo tuyến đã được thiết kế bằng các neo điều khiển hướng theo hệ thống định vị toàn cầu GPS. Hệ thống ống phun nước cao áp (hoặc lưỡi cày, bánh xích tùy theo cấu tạo cơ cấu đào của mỗi máy) trên 2 thân cày đặt hai bên thân cáp tạo nên rãnh cáp ở phía trước có độ sâu theo chế độ cài đặt.

Quá trình này được thực hiện một cách liên tục và đồng thời. Độ sâu chôn cáp có thể điều chỉnh bằng hai chân trượt phía trước, tối đa có thể chôn sâu 3m so với mặt đáy biển tùy thuộc công suất của máy. Quá trình thực hiện được giám sát, kiểm soát, điều khiển liên tục.

Phương pháp này có ưu điểm là giảm thiểu hư hỏng cáp ngầm, tuy nhiên chi phí đầu tư cao do công nghệ phức tạp.

thi-cong-cap-ngam-2

Máy chôn cáp thực hiện rải cáp và chôn cáp đồng thời

Với phương pháp này, cáp được rải xuống đáy biển bằng hệ thống rải cáp theo từng đoạn tuyến hoặc toàn bộ tuyến đã được định sẵn, sau đó máy chôn cáp thực hiện chôn cáp xuống dưới mặt đáy biển theo chiều sâu thiết kế đã được cài đặt. Hệ thống cảm biến nhận dạng cáp giúp máy chôn cáp định hướng di chuyển dọc theo thân sợi cáp. Nguyên lý chôn cáp trong phương pháp này giống như phương pháp rải cáp và chôn cáp đồng thời, chỉ khác ở cơ cấu đường cáp vào máy và thiết bị dò tìm nhận dạng cáp.

Rải cáp trước và chôn cáp sau

Phương pháp này có nguy cơ hư hỏng cáp ngầm trong quá trình thi công do neo tàu, thủy lưu, lưới cá.

thi-cong-cap-ngam-3

Máy chôn cáp phun nước áp lực chôn cáp sau khi cáp được rải

Đào rãnh trước và chôn cáp sau

Với phương pháp này, rãnh cáp được đào sẵn theo độ sâu thiết kế bằng các thiết bị chuyên dụng như: rôbốt, máy xúc, xáng cạp.., sau đó cáp được rải xuống và lấp đất lại. So với 2 phương pháp trên, phương pháp này khá đơn giản và được sử dụng chủ yếu ở khu vực nước cạn, khu vực tiếp bờ; không phù hợp cho những khu vực đáy biển có dòng chảy mạnh, sóng lớn mang đất cát.

thi-cong-cap-ngam-4

Rôbốt đào rãnh cáp

thi-cong-cap-ngam-5

Máy xúc

thi-cong-cap-ngam-6

Xáng cạp

Việc lựa chọn giải pháp thi công cáp ngầm dưới biển cần thiết có sự phối hợp một cách khoa học các phương pháp thi công trên cơ sở điều kiện địa chất, địa hình, thủy lưu nhằm đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí đầu tư.

(theo: EVN CPC)