Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Dụng cụ bảo trì của vòng bi SKF

Các dụng cụ bảo trì và mỡ bôi trơn của vòng bi SKF. Hạn chế được hơn 60% các trường hợp vòng bi bị hư hỏng sớm.
Lắp đặt không đúng cách 16%
lap-vong-bi-khong-dung_copy
Lắp vòng bi không đúng
Khoảng 16% các trường hợp bị hư hỏng sớm là do lắp ráp không đúng cách thường là do áp dụng lực quá mạnh. . .) và sử dụng các dụng cụ lắp ráp không phù hợp. Để lắp ráp vòng bi đúng cách và có hiệu quả cần áp dụng một trong các phương pháp như: cơ khí, thủy lực hoặc gia nhiệt.
SKF cung cấp tất cả các dụng cụ và thiết bị để thực hiện việc tháo lắp được dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và kinh tế hơn cùng với các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật đa dạng. Lắp đặt một cách chuyên nghiệp, sử dụng các dụng cụ và kỹ thuật đặc biệt chính là biện pháp tích cực để đạt được thời gian làm việc tối đa của thiết bị .
Bôi trơn không đúng cách 36%
Bên cạnh các vòng bi có phớt che được lắp đặt để vận hành đến hết tuổi thọ mà không bảo trì, vẫn có 36% các trường hợp vòng bi bị hư hỏng sớm là do việc sử dụng các chất bôi trơn không đúng chủng loại và không phù hợp. Chắc chắn, các vòng bi không được bôi trơn đúng cách sẽ hư hỏng rất nhanh so với tuổi thọ của nó.
boi-tron-khong-dung
Bôi trơn vòng bi không đúng
Do vòng bi thường là chi tiết khó tiếp cận trong máy móc thiết bị nên việc bôi trơn dễ bị bỏ quên và do đo, thường là nguồn gốc gây ra các sự cố. Ở những vị trí khó thực hiện việc bôi trơn, nên sử dụng hệ thống bôi trơn tự động của SKF để đạt được hiệu quả tối ưu. Biết phươ ng pháp bôi trơn, sử dụng mỡ bôi trơn, dụng cụ và kỹ thuật phù hợp của SKF sẽ giúp hạn chế được thời gian ngừng máy của bạn một cách thiết thực.
Sự nhiễm bẩn 14%
Là một chi tiết có độ chính xác cao nên vòng bi sẽ không thể làm việc tốt khi nó và chất bôi trơn bị nhiễm bẩn. Vì vòng bi có phớt che được bôi mỡ sẵn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các loại vòng bi được sử dụng, nên ít nhất 14% các trường hợp vòng bi hư hỏng sớm là do bị nhiễm bẩn vì không được che che chắn hữu hiệu.
vong-bi-nhiem-ban
Vòng bi nhiễm bẩn
Không những chỉ thiết kế, sản xuất vòng bi chất lượng cao, SKF còn có thể đưa ra được các giải pháp làm kín trong những môi trường làm việc khắc nghiệt nhất.
Hiện tượng mỏi 34%
Hơn 34% các trường hợp vòng bi hư hỏng sớm khi thiết bị hoạt động quá tải, không được bảo dưỡng hoặc bảo dưỡng không đúng. Có thể tránh các trường hợp hư hỏng bất thường, vì khi bắt đầu chớm hư hỏng, vòng bi sẽ “phát ra” các dấu hiệu báo trước. Các
dấu hiệu này có thể được phát hiện và phân tích bởi các thiết bị kiểm tra của SKF. Một dải sản phẩm các thiết bị kiểm tra SKF bao gồm các dụng cụ cầm tay, hệ thống trung tâm với các phần mềm quản lý để theo dõi định kỳ hoặc liên tục các thông số làm việc quan trọng.
(theo: vinamain)
Xem Thêm:
- Các lưu ý khi sử dụng và Chẩn đoán các hư hỏng của ổ lăn (vòng bi, bạc đạn)


- Cấu tạo, phân loại và ưu nhược điểm của ổ lăn (vòng bi, bạc đạn)

- Cách kiểm tra sự đồng tâm (hay sự thẳng hàng) của vòng bi

- Tối ưu hoá tuổi thọ vòng bi



















Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Phát triển robot dựa trên hành vi của kiến lửa

Loài kiến lửa Nam Mỹ (tên khoa học Solenopsis Invicta) vừa trở thành nguồn cảm hứng trong một nghiên cứu nhằm thiết kế nên loại robot tìm kiếm cứu hộ và vật liệu chống thấm nước mới của một nhóm các nhà khoa học tại Học viện Công nghệ Georgia (Mỹ).

kien-lua

Khả năng di chuyển khéo léo và kết thành bè của kiến lửa có thể giúp các chuyên gia tạo ra các loại robot cứu hộ và vật liệu chống thấm hiệu quả.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu thiết kế "những trang trại kiến" để buộc chúng tìm đường đi bằng cách đào xuyên qua lớp cát nằm giữa 2 tấm kính. Cách làm này cho phép các chuyên gia quan sát và dùng máy quay tốc độ cao ghi lại mọi cử động và đường đào hang của kiến. Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Nick Gravish cho biết đàn kiến này di chuyển với tốc độ rất cao và phim chiếu chậm cho thấy chúng trượt chân rất nhiều lần, song cũng lấy lại "phong độ"rất nhanh sau mỗi lần ngã.

Để tìm hiểu làm thế nào kiến có thể kiểm soát cử động trong môi trường khắc nghiệt, nhóm nghiên cứu đã tạo ra môi trường thử nghiệm thứ hai mà ở đó, đàn kiến buộc phải bò qua một mê cung bằng kính khá trơn trượt để di chuyển từ tổ kiến tới nguồn thức ăn. Họ phát hiện tốc độ di chuyển của đàn kiến không khác trước là mấy. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là kiến không chỉ dùng chân để tự đứng dậy sau khi trượt ngã, mà còn tận dụng luôn các sợi ăng-ten trên đầu như là "các chi phụ" để hỗ trợ việc nâng đỡ sức nặng cơ thể.

Giáo sư Dan Goldman, thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích rằng sở dĩ kiến lửa Nam Mỹ vận động khéo léo trong môi trường như vậy là do chúng biết vận dụng nhiều bộ phận trên cơ thể để thích ứng với hoàn cảnh. Từ phát hiện này, các nhà nghiên cứu có thể "chắt lọc" những nguyên tắc mà kiến và các động vật khác sử dụng trong các môi trường sống phức tạp của chúng để áp dụng vào việc thiết kế các robot tìm kiếm và cứu nạn mới, hoạt động trong mọi hoàn cảnh.

Bên cạnh đó, kiến lửa Nam Mỹ còn có khả năng hợp sức cả đàn để kết thành "một tấm bè"giúp chúng sống sót trong điều kiện lũ lụt, bằng cách liên kết các chi lại với nhau và nổi lên trên mặt nước. Các nhà khoa học hy vọng sớm tìm ra cách mô phỏng lại hoạt động nổi trên nước của kiến để phát triển ra loại vật liệu chống thấm nước và cả robot cứu hộ giúp ích con người trong hoàn cảnh lụt lội.

(theo: baocantho)

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Sinh viên và chế tạo robot

Sinh viên việt nam chế tạo Robot

Sinh viên việt nam chế tạo Robot

Không chỉ đạt thành tích cao trong các kỳ robocon quốc tế. Nhiều nhóm sinh viên Việt Nam đã sáng chế các loại robot có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn.

Robot vớt rác trên sông

Robot vớt rác trên sông - sinh viên Việt Nam sáng chế

Giảng viên Nguyễn Trọng Quỳnh (Trung tâm nghiên cứu và phát triển robot ĐH Sao Đỏ), chủ nhiệm đề tài, cho biết đây là tác phẩm của nhóm 4 sinh viên Nguyễn Hoài Nam (lớp 03CK3LT), Lê Hải Dăng, Nguyễn Kim Luyện và Nguyễn Văn Tuấn (cùng lớp 07CDT, cùng Khoa Cơ khí ĐH Sao Đỏ). Theo sinh viên Nguyễn Hoài Nam, ý tưởng đến từ những lần dạo bờ hồ và đặc biệt là tình trạng ô nhiễm trên sông Tô Lịch, chiếc gậy dài của công nhân tỏ ra bất lực trước “biển” rác, vừa tốn thời gian mà hiệu quả không cao nên cần thiết phải có một robot để giải phóng sức người, bảo vệ sức khỏe người lao động và dọn rác được nhanh, nhiều. Suốt 8 tháng, nhóm 4 sinh viên mò mẫm, vừa tự bỏ tiền túi vừa tận dụng vật liệu, thiết bị như tôn, sơn, máy hàn... từ xưởng thực hành ngành tàu thủy của nhà trường.

Robot vớt rác giống dạng tàu hai thân giúp robot cân bằng, bên trong hút chân không để nổi trên mặt nước, giữa hai thân là khoang chứa rác, robot di chuyển linh hoạt tiến lùi, quay trái phải trên mặt nước nhờ hai động cơ gắn với bánh lái. Sức mạnh của robot nằm ở hệ thống vớt rác gồm ba bộ phận chính: hai phao nổi vươn góc 45 độ như đôi tay gom rác vào băng chuyền có hình dạng như những thanh cào làm nhiệm vụ kéo rác lên thùng, bộ phận cuối là một trục quay có chức năng cào rác khi đã đưa vào khoang chứa. Hệ thống điều khiển của robot vớt rác cho phép hoạt động trong phạm vi 800 m nhờ công nghệ sóng RF có độ ổn định cao, ít bị nhiễu. Đặc biệt, robot hoạt động hoàn toàn bằng pin năng lượng mặt trời, không gây hại cho môi trường, đây là bộ phận đắt tiền nhất “ngốn” mất 5 triệu đồng trong toàn bị chi phí 9 triệu đồng chế tạo robot.

Ban tổ chức Techshow Robocon Việt Nam 2013 nhận định ưu điểm của robot vớt rác là cấu tạo đơn giản, chi phí rẻ, di chuyển linh hoạt trên nước trong mọi điều kiện thời tiết, và có bước cải tiến đáng kể khi dùng nguồn năng lượng xanh. Robot có khả năng vớt được gần như toàn bộ các loại rác thải nổi trên bề mặt sông hồ như chai lọ, ni lông, vỏ lon...

Ở giai đoạn tiếp theo, nhóm sinh viên tiếp tục phát triển công nghệ nhận dạng giúp robot tự xử lý, phân loại rác thải giúp việc tái chế và xử lý trở nên dễ dàng hơn, gắn thêm hệ thống băng tải thẩm thấu để xử lý tràn dầu hoặc chất lỏng nguy hại để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp khi sản phẩm được chuyển giao, thương mại hóa.

Robot thợ lặn

Robot thợ lặn - sinh viên việt nam nghiên cứu chế tạo

Nhóm sinh viên Trương Phi Hồ, Nguyễn Lê Đông Sơn và Mai Hải Sơn (Khoa Công nghệ thông tin Trường Sĩ quan thông tin) sáng tạo robot Yết Kiêu 01 rất độc đáo và tính ứng dụng rất cao. “Robot thợ lặn tự hành hoặc có thể điều khiển từ xa không dây chuyên làm nhiệm vụ dưới nước, có thể đảm nhận các nhiệm vụ quân sự như bí mật tiếp cận trinh sát mục tiêu dưới nước, hỗ trợ phát triển kinh tế biển như lặn thăm dò, khảo sát, thám hiểm đáy biển”, Hồ nói.

Robot Yết Kiêu 01 cao 55 cm, dài 70 cm, rộng 45 cm, gồm hai khoang khí hai bên giúp giữ cân bằng dưới nước, robot tiến lùi, quay trái phải nhờ hai động cơ phía sau, lặn hay nổi nhờ động cơ giữa... Robot xác định hướng đi qua cảm biến như la bàn, phần đầu robot gắn camera và thiết bị định vị GPS để có thể gửi thông tin thu nhận được, cảnh báo mất nguồn hoặc hiện tượng bất thường, sau đó gửi cảnh báo về trung tâm điều khiển.

Nhờ có tính thực tiễn cao, robot của nhóm sinh viên này đã được một công ty tài trợ hơn 100 triệu đồng để hoàn thành sản phẩm như hiện tại. “Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển ứng dụng để robot Yết Kiêu 01 có thể dò tìm bãi mìn, thủy lôi và kích nổ chúng, cũng có thể mang theo mìn, bộc phá tiến công các mục tiêu tàu địch đang neo đậu, các công trình quân sự của địch”, Hồ tự tin nói.

Robot vượt địa hình

Robot vượt địa hình - sinh viên Việt Nam sáng chế

Đó là cặp robot Shrimp 3 của nhóm sinh viên Phạm Vương Bằng, Đinh Văn Hòa, Cao Song Toàn; và Rhex Haui của Hoàng Ngọc Hùng, Nguyễn Công Thuần, Nguyễn Tài Nam, Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Văn Thi (Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội). Shrimp 3 ra đời từ nhu cầu khám phá những khu vực nguy hiểm hoặc xa xôi mà con người không thể đặt chân đến. Cấu trúc của Shrimp rất sáng tạo, nặng 12 kg, có thể chuyển động thẳng (1,5 m/giây), leo dốc và leo cầu thang (0,7 m/giây) tự cân chỉnh tốc độ nhờ ứng dụng điều khiển tự động trong cơ khí.

Ngoài ra, camera gắn trên robot còn có thể quay trái, phải, truyền hình ảnh, âm thanh về máy chủ bằng sóng wifi. “Robot Shrimp 3 với cơ cấu cơ khí độc đáo có khả năng vượt qua các dạng địa hình phức tạp và mấp mô nên được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khoa học, quân sự, vũ trụ, do thám, thay thế con người trong thám hiểm, hoạt động ở khu vực nguy hiểm như núi lửa, phóng xạ…” - Phạm Vương Bằng nói. Sắp đến, nhóm của Bằng sẽ phát triển thêm chức năng chữa cháy, dò mìn cho Shrimp 3.

Tuy nhiên, Shrimp 3 vẫn phải chào thua trước Rhex Haui với khả năng hoạt động cả trên cạn lẫn mặt nước, đầm lầy bằng 6 chân cơ động độc lập, chắc khỏe, có độ đàn hồi tốt, di chuyển với tốc độ 5 km/giờ khi mang vật nặng tối đa 2 kg. Khung robot được ghép từ các tấm nhôm dày 3 mm chịu được va đập, chống nước, các ổ bi tại 6 trục chân giúp giảm thiểu chấn động, thiết kế hình dạng robot trước sau, trên dưới giống nhau nên khi robot bị lật vẫn có thể chạy tiếp. Rhex Haui có thể tự hành hoặc điều khiển từ xa, cùng 2 camera trước - sau, 4 đèn chiếu sáng giúp người điều khiển có thể quan sát dễ dàng.

Robot dáng người

Robot dáng người - sinh viên Việt Nam sáng chế

Robot dáng người (Human robot) là con cưng của nhóm sinh viên Khoa Điện - Điện tử của Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Human robot có kết cấu chính là hợp kim nhôm, cao 46 cm, nặng 4,1 kg, hai sải tay dài 43 cm, chân dài 26 cm gồm 21 bậc tự do, 12 khớp chân (6 khớp/chân), 1 khớp hông, 6 khớp cánh tay (3 khớp/tay) và 2 khớp đầu.

Human robot có thể bước tới mỗi bước 5 cm, cao 1 cm, bước ngang 4 cm, đôi tay hoạt động phương đứng và phương ngang tối đa lần lượt 120 - 150 độ rất linh hoạt, quay hông từ 0 - 120 độ, quay đầu trái phải, lên xuống 40 độ để camera quan sát, nhận biết hình ảnh và di chuyển bám theo các vật thể phía trước.

Theo đánh giá của ban tổ chức Techshow Robocon Việt Nam 2013, Human robot là robot đầu tiên tại Việt Nam xây dựng mô hình cơ khí các khớp giống dáng người với nhiều ứng dụng công nghệ mới như xử lý ảnh vào robot để nhận dạng vật thể, kỹ thuật điều chế độ rộng xung vào điều khiển động cơ RC servo và giao tiếp qua wifi. Nếu tiếp tục phát triển trong tương lai, Human robot có thể sử dụng trong lĩnh vực giải trí, giúp đỡ người già tàn tật và đặc biệt là thay thế con người tiếp cận môi trường nguy hiểm, độc hại như phóng xạ, chữa cháy.

(theo: Tiền phong)

Xem thêm:
- Công nghệ robot Việt Nam: Vẫn còn ở dạng tiềm năng
- Robot Việt Nam nhẩy Gangnam Style tại CES 2013
-
10 robot hút khách tại CES 2013
- Robot công nghiệp: “Đích ngắm” cho các ngành “mũi nhọn”
- Nhật đưa công nghệ Robot lên tầm cao mới

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Nguyên lý làm việc của tuabin gió

tuabin gió, phong điện

tuabin gió, phong điện

Năng lượng gió được mô tả như một quá trình, nó được sử dụng để phát ra năng lượng cơ hoặc điện. Tuabin gió sẽ chuyển đổi từ động lực của gió thành năng lượng cơ. Năng lượng cơ này có thể sử dụng cho những công việc cụ thể như là bơm nước, hoặc các máy nghiền lương thực, hoặc cho một máy phát có thể chuyển đổi từ năng lượng cơ thành năng lượng điện.

.

tuabin gió, phong điện

Cấu tạo tuabin gió

tuabin gió, phong điện lớn nhất thế giới

Hộp số tuabin gió lớn nhất thế giới

- Anemometer: Bộ đo lường tốc độ gió và truyền dữ liệu tốc độ gió tới bộ điểu khiển.

- Blades: Cánh quạt. Gió thổi qua các cánh quạt và là nguyên nhân làm cho các cánh quạt chuyển động và quay.

- Brake: Bộ hãm (phanh). Dùng để dừng rotor trong tình trạng khẩn cấp bằng điện, bằng sức nước hoặc bằng động cơ.

- Controller: Bộ điều khiển. Bộ điều khiển sẽ khởi động động cơ ở tốc độ gió khoảng 8 đến 14 dặm/giờ tương ứng với 12 km/h đến 22 km/h và tắc động cơ khoảng 65 dặm/giờ tương đương với 104 km/h bởi vì các máy phát này có thể phát nóng.

- Gear box: Hộp số. Bánh răng được nối với trục có tốc độ thấp với trục có tốc độ cao và tăng tốc độ quay từ 30 đến 60 vòng/ phút lên 1200 đến 1500 vòng/ phút, tốc độ quay là yêu cầu của hầu hết các máy phát điện sản xuất ra điện. Bộ bánh răng này rất đắt tiền, nó là một phần của bộ động cơ và tuabin gió.

- Generator: Máy phát. Phát ra điện.

- High - speed shaft: Trục truyền động của máy phát ở tốc độ cao.

- Low - speed shaft: Trục quay tốc độ thấp.

- Nacelle: Vỏ. Bao gồm rotor và vỏ bọc ngoài, toàn bộ được dặt trên đỉnh trụ và bao gồm các phần: gear box, low and high – speed shafts, generator, controller, and brake. Vỏ bọc ngoài dùng bảo vệ các thành phần bên trong vỏ. Một số vỏ phải đủ rộng để một kỹ thuật viên có thể đứng bên trong trong khi làm việc.

- Pitch: Bước răng. Cánh được xoay hoặc làm nghiêng một ít để giữ cho rotor quay trong gió không quá cao hay quá thấp để tạo ra điện.

- Rotor: Bao gồm các cánh quạt và trục.

- Tower: Trụ đỡ Nacelle. Được làm bằng thép hình trụ hoặc thanh dằn bằng thép. Bởi vì tốc độ gió tăng lên nếu trụ càng cao, trụ đỡ cao hơn để thu được năng lượng gió nhiều hơn và phát ra điện nhiều hơn.

- Wind vane: Để xử lý hướng gió và liên lạc với “yaw drive” để định hướng tuabin gió.

- Yaw drive: Dùng để giữ cho rotor luôn luôn hướng về hướng gió chính khi có sự thay đổi hướng gió.

- Yaw motor: Động cơ cung cấp cho “yaw drive” định được hướng gió.

Nguyên lý làm việc tuabin gió, phong điện

Cấu tạo của tuabin gió

Các kiểu tuabin gió hiện nay

Các tuabin gió hiện nay được chia thành hai loại:

- Một loại theo trục đứng giống như máy bay trực thăng.

- Một loại theo trục ngang.

Các loại tuabin gió trục ngang là loại phổ biến có 2 hay 3 cánh quạt. Tuabin gió 3 cánh quạt hoạt động theochiều gió với bề mặt cánh quạt hướng về chiều gió đang thổi. Ngày nay, tuabin gió 3 cánh quạt được sử dụng rộng rãi.

Công suất các lại tuabin gió

Dãy công suất tuabin gió thuận lợi từ 50 kW tới công suất lớn hơn cỡ vài MW. Để có dãy công suất tuabin gió lớn hơn thì tập hợp thành một nhóm nhưng tuabin với nhau trong một trại gió và nó sẽ cung cấp năng lượng lớn hơn cho lưới điện.

Các tuabin gió loại nhỏ có công suất dưới 50 kW được sử dụng cho gia đình. Viễn thông hoặc bơm nước đôi khi cũng dùng để nối với máy phát điện diezen, pin và hệ thống quang điện. Các hệ thống này được gọi là hệ thống lai gió và điển hình là sử dụng cho các vùng sâu vùng xa, những địa phương chưa có lưới điện, những nơi mà mạng điện không thể nối tới các khu vực này.

Nguyên lý hoạt động của các tuabin gió

Các tuabin gió tạo ra điện như thế nào?Một cách đơn giản là một tuabin gió làm việc trái ngược với một máy quạt điện, thay vì sử dụng điện để tạo ra gió như quạt điện thì ngược lại tuabin gió lại sử dụng gió để tạo ra điện.

Các tuabin gió hoạt động theomột nguyên lý rất đơn giản. Năng lượng của gió làm cho 2 hoặc 3 cánh quạt quay quanh 1 rotor. Mà rotor được nối với trục chính và trục chính sẽ truyền động làm quay trục quay máy phát để tạo ra điện.

Các tuabin gió được đặt trên trụ cao để thuhầu hết năng lượng gió. Ở tốc độ 30 mét trên mặt đất thì các tuabin gió thuận lợi: Tốc độ nhanh hơn và ít bị các luồng gió bất thường.

Các tuabin gió có thể sử dụng cung cấp điện cho nhà cửa hoặc xây dựng, chúng có thể nối tới một mạng điện để phân phối mạng điện ra rộng hơn.

Nhìn từ phía ngoài vào một xưởng năng lượng gió thấy được một nhóm các tuabin làm việc và tạo ra điện nhờ các đường dây tiện ích như thế nào?Điện được truyền qua dây dẫn phân phối từ các nhà, các cơ sở kinh doanh, các trường học …

Những thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng năng lượng gió

a. Những thuận lợi:

- Năng lượng gió là nhiên liệu sinh ra bởi gió, vì vậy nó là nguồn nhiên liệu sạch. Năng lượng gió không gây ô nhiễm không khí so với các nhà máy nhiệt điện dựa vào sự đốt cháy nhiên liệu than hoặc khí ga.

- Năng lượng gió có ở nhiều vùng. Do đó nguồn cung cấp năng lượng gió của đất nước thì rất phong phú.

- Năng lượng gió là một dạng năng lượng có thể tái tạo lại được mà giá cả lại thấp do khoa học tiến tiến ngày nay. Khoảng 4 đến 6 cent/kWh.Điều đó còn tuỳ thuộc vào nguồn gió, tài chính của công trình và đặc điểm của công trình.

- Tuabin gió có thể xây dựng trên các nông trại, vì vậy đó là một điều kiện kinh tế cho các vùng nông thôn, là nơi tốt nhất về gió mà có thể tìm thấy. Những người nông dân và các chủ trang trại có thể tiếp tục công việc trên đất của họ bởi vì tuabin gió chỉ sử dụng một phần nhở đất trồng của họ, chủ đầu tư năng lượng gió chỉ phải trả tiền bồi thường cho những nông dân và chủ các trang trại mà có đất sử dụng việc lắp đặt các tuabin gió.

b. Những khó khăn

- Năng lượng gió phải cạnh tranh với các nguồn phát sinh thông thường ở một giá cơ bản. Điều đó còn phụ thuộc vào nơi có gió mạnh như thế nào.Vì thế nó đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao hơn các máy phát điện chạy bằng nhiên liêu khác.

- Năng lượng gió là một nguồn năng lượng không liên tục và nó không luôn luôn có khi cần có điện. Năng lượng gió không thể dự trữ được và không phải tất cả năng lượng gió có thể khai thác được tại thời điểm mà có nhu cầu về điện.

- Những nơi có năng lượng gió tốt thường ở những vị trí xa xôi cách thành phố, nhưng những nơi đó lại cần điện.

(theo: VNEEP)

Xem thêm: Những công nghệ sản xuất điện trong tương lai (20/03/2013)

Nguồn: http://cokhinangluong.com/news/ban-tin-noi-bo/nguyen-ly-lam-viec-cua-tuabin-gio-102/

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Tiêu thụ thép giảm mạnh, doanh nghiệp lại gặp khó

Lượng thép tiêu thụ tháng 2 giảm hơn 40% so với tháng 1- đây là khẳng định của ông Nguyễn Tiến Nghi- Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam- tại buổi họp Tổ điều hành thị trường trong nước (26/2).

thep111361952969_340x250

         Ông Nguyễn Tiến Nghi cũng cho biết: Hiện nay, một số doanh nghiệp (DN) phải ngừng sản xuất và một số DN khác sản xuất không liên tục. Với tình hình nguyên liệu đầu vào tăng cao, giá thành sản xuất và giá bán như hiện nay phần lớn các DN sản xuất thép bị lỗ.

  Lượng thép tồn kho tăng

         Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam: Sản lượng thép xây dựng tháng 2 ước đạt 260.000 tấn, giảm 770.000 tấn so với tháng trước và giảm 83.000 tấn so với cùng kỳ năm 2012. Hai tháng đầu năm 2013 ước đạt 597.000 tấn, giảm 31.500 tấn so với cùng kỳ năm 2012.

         Về tiêu thụ tháng 2, ước đạt 250.000 tấn, giảm 153.000 tấn so với tháng trước và giảm 139.000 tấn so với cùng kỳ năm 2012. 2 tháng đầu năm ước đạt 653.000 tấn, tăng 30.000 tấn so với cùng kỳ năm 2012. Ngoài ra, lượng thép thành phẩm tồn kho là 320.000 tấn, tăng 40.000 tấn so với cùng kỳ năm 2012.

         Theo ông Nghi, việc tiêu thụ chậm có hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, nhu cầu thị trường bất động sản vẫn đóng băng. Thứ hai, do kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán tương đối dài, thị trường tuy đã khởi động lại nhưng vẫn còn khá èo uột.

Bên cạnh đó, lượng thép nhập khẩu các loại trong tháng 2 cũng giảm mạnh, đạt 500.000 tấn, giảm 35% so với tháng trước và giảm 29% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là bước đầu khởi động của năm, nhưng con số này cũng được đánh giá là không cao.

"Đầu ra" bí nhưng "đầu vào" lại tăng

         Tuy còn khó khăn về đầu ra, nhưng giá nguyên liệu trên thị trường thế giới lại tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ trong tháng 2, như giá thép phế hàng container loại HMS ½ 80:20 tại thị trường Đông Nam Á đang dao động ở mức 420 - 430 USD/tấn CFR Đông Nam, tăng khoảng 10-20% USD/tấn so với tháng 1.

         Tại Việt Nam thép phế được chào bán ở mức 425 - 435 USD/tấn CFR, giá phôi nguồn ở Nhật giao động ở mức 590- 595 USD/tấn CFR, tương đương so với cuối tháng 1.

Tuy vậy, nhưng giá thép bán lẻ tại một số địa phương vẫn ổn định so với tháng trước và giá bán hiện nay tại khu vực miền Bắc giao động từ 16- 17,8 triệu đồng/tấn, khu vực miền Nam có giá từ 16,5- 18,0 triệu đồng/tấn. Với tình hình sản xuất và giá bán như hiện nay thì phần lớn các DN sản xuất thép bị lỗ. Vì giá phôi dao động từ 12,3- 12,8 đồng/tấn, trong khi đó giá thép khoảng 13,500- 14 triệu đồng/tấn (chưa tính VAT).

Phôi thép trong nước đáp ứng đủ sản xuất

         Cũng theo ông Nghi, lượng phôi thép chuẩn bị cho sản xuất thép tháng sau là 480.000 tấn, giảm 40.000 tấn so với cùng kỳ năm 2012.

         Hiện nay tình hình sản xuất phôi trong nước công suất đã tăng đáng kể, nếu các nhà máy chạy hết công suất thì đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ thép trong nước. Trong khi hiện nay phần lớn các DN chỉ nhập thép phế chứ không còn nhập phôi thép. Như năm 2012 vừa qua, các DN nhập khoảng 3,5 triệu tấn thép phế, khả năng dự báo năm 2013 lượng nhập thép phế sẽ tăng lên.

         Cũng theo ông Nghi, trước Tết Nguyên Đán có xảy ra một việc không như mong muốn, do văn bản Thông tư liên tịch số 34 của Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên - Môi trường đưa ra, bắt đầu có hiệu lực và thực hiện từ 1/1/2013. Do đó, một số DN nhập khẩu thép phế rất mắc, bởi vì, nếu để nguyên thì một số điều trong thông tư sẽ gây rất khó khăn cho các DN nhập khẩu thép phế, thậm chí sẽ làm cho họ lợi dụng quy định về Hải Quan và sẽ gây rất nhiều khó khăn trong vấn đề nhập khẩu. Vì thế Hiệp hội Thép kiến nghị Tổ điều hành Thị trường trong nước đề nghị Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên- Môi trường xem xét điều chỉnh lại một số quy định trong Thông tư này để tháo gỡ vướng mắc trong khâu nhập khẩu thép phế liệu.

Ngân giang (nguồn: Theo Kim Tuyến, baocongthuong.com.vn)

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Biến máy bơm thành máy tưới phân

Chỉ cần gắn thêm một ống hút thì từ chiếc máy bơm nước thông thường có thể thêm chức năng mới: tưới phân cho cây. Với phương pháp này các loại cây trồng có thể hấp thụ 90% lượng phân được bón, ông Vũ Ngọc Báo, 53 tuổi, ngụ tại ấp 6, xã Hòa Thạnh, huyện Bến Lức, Long An chính là chủ nhân của sáng kiến độc này.

Từ nỗi khổ của nhà nông

Cũng là một nông dân như bao người khác nên ông Báo hiểu được nỗi khổ của người nông dân quanh năm "bán mặt cho đất, bán lung cho trời". Và làm gì cũng phải phụ thuộc vào ông Trời, kể cả việc bón phân cho cây. Nếu với phương pháp bình thường thì phải chờ trời mưa bón phân cho cây mới hiệu quả cô ạ, ông Báo giải thích về việc phụ thuộc vào ông Trời của nhà nông xưa nay.

Đã làm nông nhiều năm nên tôi biết, việc bón phân cho cây tốt nhất cũng không phải là điều đơn giản. Bởi nếu thời tiết mà khô hạn hay mưa nhiều quá thì cây cũng không hấp thụ hết lượng phân mà mình bón cho cây được. Trời nắng quá thì phân bốc hơi, còn trời mưa thì nó trôi hết. Như vậy, với cách bón phân truyền thống thì cây trồng chỉ hấp thị được khoảng 60%, ông Báo cho hay.

Hơn nữa với phương pháp truyền thống thì bà con nông dân phải mất rất nhiều thời gian. Cứ vẩn vơ mãi suy nghĩ ấy cho đến khi ông Báo tạo ra được máy tưới phân cho cây từ máy bơm nước, ông mới yên tâm.

Từ máy bơm nước chỉ có một hệ thống hút nước và có chức năng là tưới nước cho cây ông Báo đã cải tiến lắp đặt thêm hệ thống ống hút phân (đã hòa vào nước cho phân trước đó) để nó kiêm thêm 1 nhiệm vụ tưới phân cho cây. Phân sử dụng chủ yếu là hóa học đã hòa tan trước đó, mỗi 1 phuy thường chứa 100 lít nước và 50 kg phân hóa học (tùy theo mức độ pha). Với hướng cải tiến này thì mỗi ngày tưới được 4 ha cây trồng. Khi tưới nước chỉ cần khóa van của ống hút phân, và máy có van điều chỉnh lượng phun nhiều hay ít để người dân điều chỉnh.

images1216678_maybom.jpgtb

Từ máy bơm thông thường gắn thêm 1 ống hút thành máy tưới phân

.... Đến thành công của ý tưởng

Ông Báo vui vẻ chia sẻ thành công của mình: với thiết bị lắp thêm này đã khiến cho công việc nhà nông đỡ vất vả hơn. Lúc đầu ý tưởng và sản phẩm này mới ra lò thì tôi đi tưới mướn cho người dân trong huyện. Cùng với đó là người dân vừa đỡ tốn công lại tiết kiệm phân. Ví dụ, với phương pháp tryền thống thì phải mất 100 kg phân/ 1 sào ruộng (tính theo diện tích của miền Bắc), còn tưới bằng máy thì chỉ mất 60 kg/ sào. Hơn nữa, phương pháp tưới này sẽ khiến cho cây hấp thụ phân đến 90%. Và trước phải mất 5 buổi để tưới 1 diện tích nào đó, thì nay chỉ mất 1 buổi.

Sau 1 thời gian mang máy đi tưới thuê thì ông Báo đã hướng dẫn cho nhiều người dân tự làm. Vì loại máy này khá đơn giản, chỉ cần nhìn là biết. Nên người dân cứ lấy mẫu của tôi về hàn là dùng được, ông Báo cho hay.

Tuy nhiên, để thực hiện được kiểu tưới này thì vườn trồng cây phải có rãnh có nước nhiều và chiều ngang trên 1 m trở lên để dễ kéo chiếc xuồng tưới cây có chứa thùng phuy và hệ thống hút nước và hút phân.

Mặc dù, loại máy này phù hợp với mọi loại địa hình nhưng chỉ nên áp dụng cho việc tưới cây nông nghiệp thuộc loại sản xuất công nghiệp mới mang lại hiệu quả cao

Thấy được hiệu quả đỡ mất thời gian và lượng phân ít thất thoát, nên nhiều nông dân trong khu vực đến nhờ anh hướng dẫn, lắp đặt trên 30 cái. Tuy nhiên, để thực hiện được kiểu tưới này thì vườn trồng cây phải có rãnh có nước nhiều và chiều ngang trên 1 m trở lên để dễ kéo chiếc xuồng tưới cây có chứa thùng phuy và hệ thống hút nước và hút phân. Nó được ông Báo cải tiến từ trang thiết bị và uống hút nước phân có trên thị trường nhiều năm nay. Vì vậy, sản phẩm này đã đạt giả khuyến khích trong hội thi “Sáng tạo kỹ thuật của nhà nông” trong năm 2010.

(theo: baodatviet)