Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

công nghệ ô tô hướng tới tương lai - Vipa

Véhicule Individuel Public Autonome

Véhicule Individuel Public Autonome

Vipa (viết tắt của Véhicule Individuel Public Autonome) một loại xe điện không người lái, là thành quả của nỗ lực hợp tác giữa phòng thí nghiệm chuyên ngành điện tử và tự động hóa (LASMEA), hãng sản xuất xe hơi Ligier của Pháp, và công ty kỹ thuật Apojee.

Không còn nằm trong câu chuyện khoa học viễn tưởng nữa, cuối năm 2008, 4 phiên bản Vipa được đưa vào thử nghiệm tại cơ sở lắp ráp Airbus ở Toulouse. Trong hai tuần, những phiên bản thử nghiệm này đã đáp ứng nhu cầu phương tiện vận tải cho hơn 1500 hành khách. Vipa là một trong những tiêu điểm của Triển lãm Motor 2010 tại Paris.

Vipa chứa được 4 đến 6 hành khách, họ có thể đứng hoặc ngồi, và tự động điều chỉnh tốc độ của xe khi gặp phải các chướng ngại vật trên đường. Vipa có khả năng đi trên các con phố nhỏ hẹp mà không cần sự trợ giúp bên ngoài (như hệ thống định vị GPS), Vipa thậm chí rất thích hợp đi lại trong khu vực thành thị có nhiều tòa nhà chọc trời. Loại xe này cũng rất hữu dụng ở những địa điểm công cộng lớn như sân bay, ga tàu, hoặc bệnh viện. Và theo ông Thomas Leblanc, chủ dự án của Ligier, hiện nay đang phát triển nghiên cứu phiên bản Vipa chuyên sử dụng cho khu vực thành thị, cho rằng loại xe này “có thể dùng để chuyên chở hàng hóa tại các cơ sở sản xuất lớn”. Một điều ưu việt là, ngay cả những người tàn tật cũng có thể sử dụng loại xe này.

Vipa – công nghệ ô tô hướng tới tương lai - xe điện không người lái

Vipa khắc phục được sự cố nhiễu sóng định vị và điều khiển GPS ở một số loại xe vận hành tự động điều khiển từ xa được sản xuất trước đó nhờ vào “bộ nhớ trực quan”. Bộ nhớ trực quan giúp cho Vipa có khả năng thích ứng nhanh với việc thay đổi các địa hình di chuyển khác nhau, thậm chí nó vẫn hoạt động tốt bên trong các tòa nhà. Chiếc xe được trang bị một chiếc máy tính và một camera có ống kính toàn cảnh. Nó hoạt động theo 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, người vận hành lái xe trong khi camera ghi lại lộ trình. Giai đoạn thứ hai, máy tính phân tích hình ảnh, nhận dạng điểm nhìn tham chiếu (như các góc của một tòa nhà, cửa sổ…) và kết nối các điểm nhìn từ các khung hình liên tiếp để tính toán vị trí của chúng trong không gian. Giai đoạn thứ ba, chỉ cần vài phút, “não” của Vipa sẽ soạn một bản đồ 3D về các điểm tham chiếu dọc theo tuyến đường. Sau đó, theo lộ trình “đã thử nghiệm”, những điểm này được so sánh với những hình ảnh chụp trên camera trong suốt quá trình vận hành tự động của xe, giúp cho xe theo dõi vị trí 3D của chính nó trong thời gian thực.

Thông qua phương pháp sử dụng rô bốt di động, các nhà nghiên cứu của LASMEA đã chỉ ra rằng Vipa có thể tự động sao lại một đường đi với độ chính xác tới nhỏ hơn 1 decimet. Ý kiến này được Ligier phát triển và áp dụng vào thiết kế khung và thân xe. Động cơ điện của xe chạy trên 4 pin chì, công suất mỗi pin là 8,5 kWh, có thể chạy được 8 tiếng tự hành với tốc độ tối đa 20 km/h trong khi chịu tải trọng tối đa 6 hành khách. Ông Jean-Denys Canal, Giám đốc điều hành của Apojee cho biết, công ty đã chế tạo hệ thống điện và công nghệ thông tin, phát triển thiết bị an toàn của Vipa dựa trên “lớp bảo vệ ba lần sử dụng bộ cảm biến”. Thêm vào đó, xe cũng được lắp đặt các thanh giảm va cao su và thiết bị siêu âm để dừng xe lúc khẩn cấp, máy định tầm laze ở đầu xe liên tục quét đường đi phía trước ở khoảng cách 25m, giúp cho Vipa có thể dừng hoặc điều chỉnh tốc độ để đứng yên hoặc di chuyển tránh chướng ngại vật. Trong thời gian tới, trên cơ sở của Vipa, các nhà sản xuất sẽ sớm trang bị một nguyên mẫu mới nhỏ hơn có chức năng tương tự, gọi là Vipalab. Loại xe này cũng được thiết kế thử nghiệm với một thiết bị video mới do các nhà nghiên cứu LASMEA phát minh và tích hợp trong Vipa. Một trong những đặc tính hứa hẹn của loại xe này là khả năng lái xung quanh các chướng ngại vật hoặc dừng lại khi có tín hiệu vẫy tay đơn giản của hành khách.

Hiện nay, hiệp hội các nhà sản xuất (gồm LASMEA, Ligier và Apojee) được tài trợ 4 triệu euro sẽ chịu trách nhiệm sản xuất loại xe này phát triển trên thị trường rộng lớn. Chiếc Vipa được trưng bày tại Triển lãm Motor 2010 ở Paris là chiếc đầu tiên trong 12 chiếc được sản xuất bởi Ligier vào đầu năm 2011. Theo dự định, nếu buổi ra mắt thành công, loại xe này sẽ nhanh chóng được sản xuất hàng loạt. Nhà sản xuất loại xe điện tự hành này hy vọng rằng, một ngày nào đó, chiếc xe này có thể biến đổi hoàn toàn giao thông ở thành thị.

Nguồn:

Vipa – công nghệ ô tô hướng tới tương lai

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo cụm đầu khoan của máy khoan cọc nhồi BG36

Thiết bị máy khoan cọc nhồi được các nước công nghiệp phát triển trong thời kỳ bùng nổ của công cuộc xây dựng các tòa nhà cao tầng. Nó được đưa vào sử dụng và nhanh chóng khẳng định tính ưu việt, ngoài việc nhanh chóng tạo ra những trụ móng sâu vững chắc nó còn giúp các công ty xây dựng, khai thác tận dụng được thiết bị, con người trong triển khai thi công.

Tập đoàn SANY của Trung Quốc là Tập đoàn đang phát triển mạnh trong ngành máy công trình, máy khoan cọc nhồi của Tập đoàn này được sử dụng khắp Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Hãng Bauer – Đức cung cấp các máy khoan cọc nhồi BG12H, GB15H, BG28, BG36…đường kính lỗ khoan đường kính lên đến 2000 mm, kỹ thuật khoan quay cho các lỗ khoan vượt quá 1000 mm, đường kính và độ sâu tới 100m được thực hiện bởi Bauer BG giàn khoan quay. Dưới đây là sơ đồ nguyên lý của máy (Hình 1) và cấu tạo cụm đầu khoan (Hình 2).

Các tính năng của cụm đầu khoan máy khoan cọc nhồi BG36: Đường kính D: 2.000mm; tuổi thọ: 1.000 giờ.

a1

BBT: KT-KHCN Viện NCCK

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Cần tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí

 

    Cơ khí chế tạo máy Việt Nam

Cơ khí chế tạo máy Việt Nam

Việc tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam sẽ đánh giá cụ thể những thành tựu, phân tích rõ những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện Chiến lược ngành kinh tế - công nghệ được coi là mũi nhọn trong chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó đề xuất giải pháp đột phá, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển của ngành Cơ khí Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp triển khai các dự án, sản phẩm cơ khí trọng điểm vào ngày 02/01. Tại đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các bộ liên quan tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam.

Cơ khí chế tạo máy Việt Nam

Việc tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam sẽ đánh giá cụ thể những thành tựu, phân tích rõ những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện Chiến lược ngành kinh tế - công nghệ được coi là mũi nhọn trong chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó đề xuất giải pháp đột phá, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển của ngành Cơ khí Việt Nam.

Tổng hợp các báo cáo cho biết, đến thời điểm hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho 11 dự án đầu tư được hưởng các chính sách hỗ trợ theo diện sản phẩm cơ khí trọng điểm (Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg). Trong đó, 3 dự án đã được đồng ý vay vốn tín dụng, gồm dự án đầu tư mở rộng dây chuyền chế tạo máy biến áp 220kV và 500kV, dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất biến áp truyền tải và dự án xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị.

Phân tích tiến độ các dự án cho thấy, việc thực hiện các dự án trong diện ưu đãi còn nhiều khó khăn, chính sách hỗ trợ mới đáp ứng một phần vốn cho các dự án, chính sách kích cầu chưa thực sự hấp dẫn. Một số sản phẩm có tính phức tạp, trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất nhưng chưa đáp ứng nhu cầu. Một số quy định về thủ tục liên quan đến thẩm định, tín dụng, đất đai cũng được phản ánh chưa thực sự phù hợp, làm ảnh hưởng đến việc triển khai dự án.

Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ rõ những yêu cầu làm chuyển biến sự chậm trễ trong việc đưa chính sách hỗ trợ, kích cầu những sản phẩm cơ khí, đặc biệt là những dự án cơ khí lớn, có hàm lượng công nghệ cao, thay thế việc phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.

Cùng với việc tổng kết, đánh giá lại cả quá trình dài vừa qua, giao Bộ Công Thương tiến hành rà soát lại danh mục, sản phẩm, làm việc với các chủ đầu tư. Nếu dự án nào không triển khai được, tình hình không chuyển biến thì có thể xem xét loại bỏ để đảm bảo kết quả thực chất, khả thi. Đồng thời, xem xét một số đề xuất sản phẩm mới vào danh mục trong các lĩnh vực nông nghiệp, quốc phòng đang có nhu cầu và điều kiện triển khai thuận lợi. Việc áp dụng cơ chế ưu đãi phù hợp sẽ được xem xét theo từng dự án, từng sản phẩm cụ thể.

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến xử lý một số vấn đề về xây dựng số liệu, cơ chế đấu thầu, chỉ định thầu ở một số hạng mục, dự án, hoàn thiện tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo các dự án cơ khí trọng điểm.

(theo: chinhphu)

Link: http://cokhinangluong.com/news/tin-tuc/can-tong-ket-10-nam-thuc-hien-chien-luoc-phat-trien-nganh-co-khi-120/

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Xuất khẩu gỗ chế biến đã phục hồi tăng trưởng

Chế biến gỗ xuất khẩu

Cưa bào đục cuốn đa năng

Đơn hàng về nhiều khiến cho các DN chế biến gỗ hoạt động sôi nổi hẳn sau nhiều tháng trầm lắng. Đây là dấu hiệu cho thấy mục tiêu xuất khẩu 5,5 tỷ USD trong năm nay của ngành chế biến gỗ cả nước có thể khả thi.

Trước đây, các nhà chế biến gỗ cho rằng phải đến cuối tháng 9-2013, hoạt động thị trường mới sôi động trở lại. Nhưng mới đầu tháng 8-2013, sản xuất đồ gỗ xuất khẩu đã tăng, nhiều doanh nghiệp (DN) đơn hàng cao hơn hẳn so với cùng kỳ năm 2012.
Đơn hàng về nhiều khiến cho các DN chế biến gỗ hoạt động sôi nổi hẳn sau nhiều tháng trầm lắng. Đây là dấu hiệu cho thấy mục tiêu xuất khẩu 5,5 tỷ USD trong năm nay của ngành chế biến gỗ cả nước có thể khả thi.  

Máy chế biến gỗ công nghiệp

Mùa thấp điểm qua nhanh
Ông Đỗ Văn Hùng, Giám đốc DNTN Minh Tiến, chuyên sản xuất đồ gỗ xuất khẩu ở phường Tân Biên (TP.Biên Hòa), chia sẻ: “Đầu năm, tôi vẫn nghĩ mùa hè năm nay (mùa thấp điểm của ngành chế biến gỗ) có thể kéo dài hơn vì thấy kinh tế thế giới còn khó khăn, nhất là châu Âu. Nhưng không ngờ mới sang tháng 8 tình hình đã khác hẳn”. Ngoài một số khách hàng truyền thống ở bang California (Mỹ) thì vừa qua, bạn hàng mới của công ty ở Hawaii (Mỹ) cũng đã ký những hợp đồng ngoài trời khá tốt. Hiện nay, đơn hàng sản xuất của Minh Tiến đã có đến giữa tháng 11-2013.
Bà Nguyễn Thu Phương, Phó giám đốc Công ty TNHH chế biến gỗ Quyết Thành (huyện Trảng Bom), cũng cho biết so với cùng kỳ năm 2012, hợp đồng hàng sản xuất của công ty hiện tăng gần 20%. Cũng theo bà Phương, năm nay doanh thu xuất khẩu của công ty có thể sẽ cán đích 1 triệu USD, bằng với năm 2010. Như vậy, sau 2 năm sụt giảm thì năm nay Quyết Thành mới lấy lại được thăng bằng trong sản xuất.
Nhiều DN chế biến gỗ khác cũng sôi nổi trở lại. Ông Nguyễn Hữu Thắng, chủ DNTN chế biến gỗ Minh Thuận Thắng (huyện Trảng Bom), làm hàng gia công cho một số công ty xuất khẩu gỗ lớn tại TP.Hồ Chí Minh và Bình Dương, cho hay giá của các đơn hàng hiện tại DN hợp đồng với các công ty cao hơn so với thời điểm đầu năm. Theo ông Thắng, với mức giá và lượng hàng ổn định như hiện nay thì mùa sản xuất năm nay, DN không mấy lo lắng. Hàng sản xuất ở DNTN  Minh Thuận Thắng chủ yếu xuất sang Mỹ và Hàn Quốc.
Cơ hội cạnh tranh
Theo Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 8 tháng của năm 2013 đạt hơn 3,34 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu.
Ông Phạm Văn Bân, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến lâm sản Đồng Nai, cho biết từ tháng 3-2013 đạo luật FLEGT (tăng cường luật pháp, quản lý và thương mại lâm sản) của EU được áp dụng, nhưng cũng không gây ra khó khăn nhiều cho DN chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam do đã được chuẩn bị trước. Tuy nhiên, thị trường này còn khó khăn do nền kinh tế của nhiều nước vẫn tiếp tục gặp phải khó khăn.
Theo các chủ DN làm hàng gỗ xuất khẩu thì hiện nay, các DN Việt Nam đang có lợi thế hơn so với hàng Trung Quốc ở thị trường Mỹ và đặc biệt là Nhật Bản. Do nhân công và giá nguyên liệu gỗ ở Trung Quốc hiện khá cao nên giá thành sản phẩm không còn cạnh tranh như trước nữa. Bên cạnh đó, làn sóng rời Trung Quốc của các thương nhân Nhật Bản cũng đã tạo cơ hội cho DN chế biến gỗ của Việt Nam đón nhận thêm được hợp đồng mới.

Nguồn: http://cokhinangluong.com/news/tin-tuc/xuat-khau-go-kha-quan-117/

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Những điều khó để dạy cho robot nhất

Robot Mrobo biết chơi nhạc và nhảy của Tosy Vietnam

Robot Mrobo biết chơi nhạc và nhảy của Tosy Vietnam

Công nghệ robot càng ngày càng phát triển hiện đại.Dưới nhiều nỗ lực của các nhà khoa học, sự đầu tư của các công ty, quốc gia trong việc nghiên cứu, một tương lai robot có thể thay thế con người làm được rất nhiều công việc đang dần trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Một vài người luôn lo sợ rằng robot sẽ ngày một giống con người và chiếm lĩnh thế giới, có thể thấy ý tưởng này đã được thể hiện qua nhiều bộ phim hành động viễn tưởng. Những điều chúng ta đã thấy robot làm được như di chuyển, cầm đồ … thực chất đều cực kì khó đòi hỏi những sự kết hợp cao siêu nhất từ lý thuyết, thực hành tới thiết bị áp dụng. Và để robot thông minh hơn con người thì có lẽ phải còn rất rất lâu nữa điều này mới có thể mang tính khả thi. Bài viết này chúng ta sẽ cùng đề cập tới một số thứ được coi là khó để dạy và áp dụng vào công nghệ robot nhất.

1. Chuyển hướng

Dạy robot kỹ năng chuyển hướng

Mỗi ngày con người chúng ta đều đi lại, di chuyển từ chỗ nọ đến chỗ kia. Chúng ta di chuyển trên nhiều loại địa hình khác nhau một cách dễ dàng và bản năng. Tuy nhiên điều này là khó với robot, cúng phải có khả năng nhận thức môi trường và từ đó phân tích các dữ liệu truyền đến một cách kịp thời. Các robot sử dụng nhiều loại máy móc công nghệ cao như máy cảm biến, máy quét, máy ảnh … Tuy các thiết bị công nghệ cao càng ngày càng phổ biến cũng như được nâng cấp nhưng cũng chưa đáp ứng được ở một số môi trường đặc biệt như môi trường nước. Ở trong nước, với con người chúng ta sẽ bơi, thích nghi được nhanh chóng nhưng với robot nó sẽ làm giảm phạm vi của cảm biến, phá vỡ sự truyền cánh sáng. Công nghệ sóng siêu âm được đánh giá là một lựa chọn thay thế khá khả thi ,i chỉ thích hợp ở dưới nước chứ không được chính xác trên đất liền.

Thu thập dữ liệu về môi trường mới chỉ là một nửa vật đề. Thách thức lớn hơn nhiều liên qan tới sự xử lý dữ liệu và sử dụng nó để ra quyết đinh. Nhiều năm trước các robot điều hướng bằng cách sử dụng một bản đồ thiết kế trước hoặc tạo lập một bản đồ sau thu thập dữ liệu. Trong thực tế, hai qua trình hoạt động và lập bản đồ diễn ra đồng thời đòi hỏi các thuật toán tinh vi cùng các máy tính hiện đại nhất.

2. Linh hoạt trong các môi trường

Linh hoạt trong các môi trường

Robot hiện nay thường được sử dụng để lắp ghép trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp. Các môi trường làm việc này thường ít có sự tiếp xúc với con người và hầu hết các robot chỉ thực hiện một số hành động lặp lại cứng nhắc, chúng không hề có khả năng hoạt động nếu được chuyển sang làm một công việc khác hay ở một địa điểm khác có bố trí khác biệt. Trong tương lai nếu muốn sử dụng robot trong trường học, bệnh viện thì chắc chắn phải cải tiến chúng rất nhiều vì đây là các môi trường mang tính linh hoạt cao, phải đối mặt với rất nhiều cá thể con người. Rõ ràng nếu khi con người đi qua đi lại, robot không cảm nhận được mà chỉ di chuyển theo đúng quy trình máy móc sẽ dẫn tới sự rối loạn, va chạm. Trong thời gian qua, công nghệ giúp nâng cao sự linh hoạt đã có những tiến bộ đáng kể.  Trong năm 2013, các nhà nghiên cứu công nghệ Georgia đã phát triển một cánh tay robot với lò xo khóp, cho phép nó tương tác với môi trường giống như con người. Những bộ phận cảm biến cũng được nâng cấp để cảm nhận được những vật xung quanh trong vòng 1 cm. Tuy nhiên mọi thứ mới chỉ đến thế, còn quá khó khăn để chúng có thể vận động linh hoạt trong một môi trường bất kì.

3. Giao tiếp

Robot giao tiếp

Việc giao tiếp giữa con người với con người, động vật với động vật đã không còn xa lạ, liệu rằng một thứ máy móc cơ khí do con người chế ra như robot có đạt được khả năng này không ?

Alan Turing, một trong những người sáng lập ngành khoa học máy tính đã có một dự đoán táo bạo vào năm 1950 rằng sẽ có lúc robot nói chuyện trôi chảy với con người . Tuy nhiên cho tới hiện tại lời tiên đoán của ông vẫn chưa xảy ra, việc robot có thể giao tiếp trôi chảy với con người vẫn còn ở rất rất xa trong tương lai. Nguyên nhân cính đó là do sự nhận dạng giọng nói ở robot rất khác so với việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên của con người. Ban đầu các nhà khoa học chỉ nghĩ nó đơn giản và chỉ việc cài đặt các quy tắc từ, ngữ pháp vào bộ nhớ để robot sử dụng cho cuộc trò chuyện. Tuy nhiên các quy tắc cứng nhắc về ngữ pháp không giúp gì được nhiều cho việc giao tiếp. Con người thực hiện các cuộc giao tiếp dựa trên ý nghĩa sâu xa của ngôn từ, môi trường, ngữ cảnh giao tiếp và cả khả năng tinh thần phát triển sau quá trình tiến hóa. Rõ ràng việc giao tiếp máy móc theo kiểu lập sẵn câu trả lời cho một câu nói là không khó nhưng để robot “giao tiếp trơn tru” dường như vẫn bất khả thi trong tương lai gần.

4. Học những kỹ năng mới

Học những kỹ năng mới

Con người học tập để chơi một môn thể thao mới, tập làm những thứ mình chưa từng làm là một điều bình thường và rất khả thi. Nhưng với robot thì mọi chuyện không như vậy. Chúng thực chất chỉ là một cái máy với những trang bị và thiết lập do con người tạo nên nên việc chủ động học hỏi thực hiện những kỹ năng mới là rất khó. Tuy nhiên trong những năm gần đây các nhà khoa học cũng đã có một số thành công trong nỗ lực giúp các robot được trang bị cao cấp thực hiện được những việc ngoài trang bị sẵn mà không cần thiết lập lại. Những hành động này tất nhiên phải dựa trên việc nhìn con người, nhận dữ liệu và xử lý để bắt chước chứ bản thân chúng không hề có sự sáng tạo. Chính xác hơn đó là học hỏi qua minh họa. Và không phải lúc nào chúng cũng thực hiện lại được hành vi được minh họa mà phải chính xác trong một hoàn cảnh đơn giản có trong thiết lập sẵn của cá thể robot đó.

5. Lừa dối

Robot Lừa dối

Trong cuộc sống của con người và đa phần các loài động vật tồn tại trên thế giới, có thể nói sự lừa dối là tất yếu, nó giống như bản năng. Sự lừa dối trong quá trình tiến hóa đã giúp các loài động vật cạnh tranh với đối thủ, tránh bị ăn thịt bởi kẻ săn mồi … dần dần kỹ năng lừa dối đã trở thành một cơ chế sinh tồn có hiệu quả cao.

Robot dĩ nhiên không thể phát triển được kỹ năng dối trá giống như với con người. Và căn bản của sự lừa dối xuất phát từ những cảm nhận qua linh cảm, tinh thần của một vật thể sống nên đối với máy móc dường như quá khó để có thể thực hiện điều này. Sự lừa dối cần trí tưởng tượng, khả năng để hình thành ý tưởng … tất cả những gì mà máy móc thiếu. Các nhà khoa học đã từng nỗ lực thử với những phương tiện kỹ thuật cảm biến, máy ảnh, máy quét hiện đại nhất dành cho robot nhưng vẫn quá khó để nâng cấp cảm quan cho robot.

Trong tương lai, có thể việc thử cho robot thực hiện những cú lừa sẽ khả thi hơn. Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ Georgia đã thực hành một số phản ứng lừa dối cho robot trong phòng thí nghiệm. Đầu tiên họ nghiên cứu hành động chôn vùi thực phẩm của các loài gặm nhấm nhằm bảo vệ chúng trước đối thủ. Sau đó thực hiện mã hóa các hành vi theo quy tắc đơn giản và nạp dữ liệu đó vào robot. Các máy móc trong robot đó sẽ tính toán thuật toán để xác định xem sự lừa dối ở trường hợp này có ích hay không trong tình huống và thực hiện quyết định.

(theo: genk)

Xem thêm:

Nguồn: http://cokhinangluong.com/news/tin-tuc/nhung-dieu-kho-de-day-cho-robot-nhat-111/

Nghề Cơ khí – Chọn 1 nghề làm nhiều ngành

Cơ khí, chế tạo máy

Cơ khí, chế tạo máy

“Khó khăn” là từ nhiều người dùng để miêu tả cuộc sống của họ trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Khó khăn từ việc “chạy ăn” đến “công việc, thu nhập, …”. Suy thoái kinh tế đã làm thay đổi tương đối cái nhìn của xã hội về giá trị nghề nghiệp. Không ít những ngành nghề “hot” bị “rớt giá” thảm hại, trong khi một số nghề vẫn giữ được phong độ. Cũng có những nghề trở nên có giá hơn nhờ khủng hoảng và cơ khí là một trong số đó. Các kỹ sư cơ khí ở Anh trung bình kiếm được một mức lương 40.000 bảng Anh/năm và ở Mỹ là 67.600 USD/năm, với tiềm năng có thể nâng mức thu nhập lên tới sáu con số.

Nhân lực ngành cơ khí: Doanh nghiệp vẫn mỏi mắt tìm

Hiện các khu công nghiệp chế xuất trên địa bàn các tỉnh phía Nam như TP.HCM và các tỉnh lân cận luôn trong tình trạng thiếu hụt đội ngũ kỹ sư lành nghề các ngành chế tạo máy, tiện, phay… dù đăng tuyển khá nhiều. Còn tại thị trường lao động phía Bắc, các công ty cơ khí ở các các khu công nghiệp ở Hà Nội, Bắc Ninh cũng có nhu cầu tuyển dụng ngành nghề này khá lớn. Trên các trang web tuyển dụng như Việc làm 24h, Tìm việc nhanh, Careerlink… thì cơ khí là một trong những ngành mà các doanh nghiệp có nhu cầu lớn nhất.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2012 - 2015 thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí - Luyện kim - Công nghệ ô tô xe máy lại đứng đầu, chiếm tỷ lệ 28% nhu cầu lao động. Trong đó nhân sự trình độ trung cấp có nhu cầu nhiều nhất, chiếm tới 50%, kế đến là cao đẳng – đại học (30%), lao động phổ thông (20%). Tuy nhiên, theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Falmi, nguồn cung mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu. Nhu cầu nhân lực có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực này có xu hướng tăng, điều này đòi hỏi người lao động phải chủ động nâng cao kiến thức không ngừng nghỉ, mức độ đào thải cao nên ai không đáp ứng sẽ bị loại khỏi “cuộc chơi”.

Kỹ sư cơ khí đang làm việc
Kĩ sư cơ khí đang làm việc

Đặc biệt, trong khi nguồn nhân lực cơ khí trong nước đang thiếu trầm trọng thì học viên ngành này lại thích đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài thay vì làm việc cho các công ty cơ khí trong nước. Nhiều công ty tuyển thợ cơ khí, kĩ sư cơ khí tại Hàn Quốc với mức lương hấp dẫn 30 triệu đồng/tháng, làm việc tại Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản với nhiều chế độ ưu đãi nên rất thu hút các lao động Việt Nam. Chính vì thế, các công ty cơ khí trong nước càng thiếu hụt nguồn lao động.

Thị trường lao động cơ khí có tay nghề cao đang cạnh tranh rất khốc liệt bởi đơn vị nào cũng cần. Nếu không có chính sách giữ chân họ lại, chỗ khác trả lương cao hơn là họ đi ngay.

Thị trường lao động cơ khí có tay nghề cao đang cạnh tranh rất khốc liệt bởi đơn vị nào cũng cần. Nếu không có chính sách giữ chân họ lại, chỗ khác trả lương cao hơn là họ đi ngay.

Kỹ sư cơ khí luôn được trải thảm đỏ:

Xuất phát từ nhu cầu trên, sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành Cơ khí – Điện- Điện tử cũng vì thế dễ dàng tìm được việc làm với mặt bằng mức lương ổn định ngay sau khi ra trường. Theo Falmi thì mức lương phổ biến cho các ngành kỹ thuật – công nghệ bao gồm nhóm ngành Cơ khí – Điện – Điện tử được các doanh nghiệp đưa ra khi tuyển dụng trung bình từ 6 – 10 triệu đồng/tháng trở lên. Bên cạnh đó là cơ hội nâng cao trình độ lên thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước.

Tổng hợp mức lương hiện tại trên thị trường lao động ngành cơ khí

STT
Chức danh
Bằng cấp chứng chỉ cần có/ Code & Standard cần am hiểu
Các công ty có nhu cầu tuyển dụng/ Nơi làm việc
Mức lương dự kiến (USD/ Tháng)

1

Kỹ sư thiết kế(đường ống, kết cấu, thiết bị, Hệ thống điều hòa, thông gió, làm mát – HVAC)
Autocad, PVElite, Multi-frame, CADWorx, CAESAR II
Các công ty thiết kế (Technip, Worley Parson, JGC, Simas, Danieli…)

800-1.500

2

Kỹ sư thi công(đường ống, kết cấu)
ASME, ANSI, ASTM, AGA, API, AWWA, BS… kỹ năng tổ chức quản lí, thi công
Các công ty xây dựng, cơ điện (M&E), các tổng thầu của dự án (EPC Contractors)…

700-1.500

3

Kỹ sư lắp đặt thiết bị
Kỹ năng lắp đặt thiết bị, căn chỉnh đồng tâm, đấu nối chạy thử

-nt-

1.000-1.500

4

Kỹ sư thử áp/ Hydrotest Engineer
Đọc hiểu bản vẽ P&ID, biết sử dụng các máy móc liên quan đến hydrotest…

-nt-

800-1.500

5

Kỹ sư dự án
Có kỹ năng quản lí dự án, quản lí sản xuất…“Microsoft Project”, Autocad…
Các công ty xây dựng M&E, EPC contractors, các nhà máy sản xuất

700-1.200

6

Kỹ sư kế hoạch
Có kinh nghiệm về quản lí dự án, đấu thầu. AutoCad, Microsoft Project, design software

-nt-

1.000-1.500

7

Kỹ sư chạy thử/ Commissioning Engineer
Kỹ năng lắp đặt thiết bị, căn chỉnh đồng tâm, đấu nối chạy thử

-nt-

1.000-1.500

8

Kỹ sư kết cấu vỏ tàu/ Naval Architect Engineer
Autocad, Design Software
Các nhà máy đóng tàu, các dự án hóan cải, đóng mới tàu chứa xử lí dầu thô

1.000-1.200

9

Giám sát chất lượng đường ống, chất lượng kết cấu
CSWIP, NDT Certificates,
Chủ công trình, EPC Contractors, các nhà thầu phụ…

1.200-2.000

10

Giám sát lắp đặt thiết bị
Kỹ năng lắp đặt thiết bị, căn chỉnh đồng tâm, đấu nối chạy thử

-nt-

1.200-3.000

11

Giám sát hàn
CSWIP, NDT Certificates,

-nt-

1.200-3.000

12

Giám sát NDT (Nondestructive Testing: kiểm tra không phá hủy
NDT Certificates: MT, UT,RT

-nt-

1.200-3.000

13

Giám sát sơn
CSWIP, Frosio, Nace

-nt-

1.000-3.000

14

Vận Hành & Bảo Dưỡng (O&M)
Kỹ năng bảo dưỡng thiết bị quay, bơm, van…
Nhà máy, giàn khoan, tàu dầu, giàn khai thác

1.000-1.500

(Nguồn: vungtaujobs.com/)

Đặc biệt, với những kỹ sư có kinh nghiệm, đã trải qua các khóa học chuyên sâu, có một trong những chứng chỉ quốc tế, là thành viên của các hiệp hội, hiểu các chuẩn quốc tế như JIS, ASME, ASTM, CSWIP, NDT, Frosio, Nace, Nebosh, PDMS, PMCS, SPR, HVAC & Freezer, Solar Gas Turbine and Gas Compressor, Laser Aligment, Maximo, Amos… thường có mức thu nhập rất cao và thăng tiến tốt trong nghề nghiệp. Hiện nay đã có nhiều người Việt Nam đảm nhận những vị trí cao cấp thay thế người nước ngoài như OIM, FM, Field Superintendent, Rig Manager, Barge Captain, Maintenance Manager… với mức lương từ khoảng 4.000 – 6.000 USD/ tháng.

a3-fb919[1]Tham khảo mức lương của Kỹ sư cơ khí tại các nước phát triển:
Tại Mỹ
Theo báo cáo của Hiệp hội Quốc gia về các trường Cao đẳng và nhà tuyển dụng Hoa Kỳ (NACE) hồi tháng 4 vừa qua, các sinh viên ngành kỹ sư mới ra trường chiếm đến 7 trong 10 vị trí việc làm có lương cao nhất. Trong đó lương của kỹ sư cơ khí “mới toanh” lên đến 67.600 USD/năm, chỉ sau kỹ sư dầu khí và kỹ sư máy tính (Nguồn: CNNmoney). Không phải sinh viên mới ra trường nào cũng có mức lương như thế, theo NACE mức lương trung bình cho sinh viên mới ra trường tại Mỹ là 44.928 USD/năm, tăng 5.3% so với năm ngoái.Nhu cầu về kỹ sư cơ khí cũng được dự báo sẽ tăng “chóng mặt” trong thập kỷ tới do các doanh nghiệp ngày càng mạnh tay đầu tư vào máy móc, công nghệ. NACE tính toán mức lương trung bìnhcủa kỹ sư cơ khí có thể tăng lên 82.480 USD/năm.
Tại Úc:
Những kỹ sư cơ khí tốt nghiệp tại Úc có thể kiếm được mức lương trung bình 1.622 AUD/tuần tương đương khoảng 85.600 AUD/năm (Nguồn: Joboutlook). Theo The Good Universities Guide 2013 đây một trong những ngành có mức lương cao nhất. Ở những bang có nhiều hầm mỏ và nguồn nhiên liệu ở Úc như Western Australia và Queensland, sinh viên quốc tế sẽ có cơ hội kiếm được nhiều việc làm hơn. Những sinh viên có kỹ năng, được đào tạo bài bản hoàn toàn có đủ tiêu chuẩn để xin thị thực cư trú dài hạn ở Úc. Để có cơ hội ở lại Úc, bạn có thể xin thị thực làm việc sau khi hoàn tất việc học (post-study work visa) hay thị thực tạm thời cho những người có tay nghề cao (Graduate (Temporary) Visa).

Cơ khí luôn là một ngành đắt giá bởi đó không phải là công việc dành cho tất cả mọi người. Nó đòi hỏi khả năng thực hiện các tính toán phức tạp một cách nhanh chóng, nắm bắt và làm việc với các thành phần trong môi trường 3D, chịu trách nhiệm về sự an toàn của con người cũng như sự tác động đến đời sống tự nhiên và xã hội.

Có thể nói kỹ sư cơ khí là một trong số những người lao động được trang bị tốt nhất trên thế giới cả về kiến thức và kỹ năng. Để làm tốt công việc trong lĩnh vực cơ khí, bạn cần có niềm đam mê, tính cẩn thận, chính xác, kiên trì, có tư duy phân tích nhạy bén, logic…

Thực trạng đào tạo các ngành cơ khí ở Việt Nam

Trước đây, công việc của ngành cơ khí luôn liên quan đến sắt thép, đến các công việc gia công bằng tay như tiện, phay, hàn… Nhưng hiện nay, công nghệ phát triển mạnh mẽ nên ngành này cũng được chuyên môn hóa, nhiều công việc cơ khí người làm không trực tiếp thao tác mà chỉ cần bấm các thông số kỹ thuật trên máy móc. Sau hơn 20 năm mở cửa, hội nhập quốc tế, chào đón các nhà đầu tư nước ngoài, ngày nay hầu hết các lĩnh vực xây dựng, sản xuất, vận hành, bảo dưỡng tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể theo tiêu tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, sau khi ra trường hầu hết các kỹ sư với nền tảng kiến thức liên quan đến vấn đề cơ khí sẽ phải tìm tòi, học cách để thích nghi.

Giờ thực hành lập trình gia công CNC của sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Giờ thực hành lập trình gia công CNC của sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Muốn học nghề cơ khí, người học chỉ cần tốt nghiệp THCS hoặc THPT và tham gia xét tuyển vào các trường Trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề. Nếu muốn trở thành kỹ sư cơ khí, bạn bắt buộc phải có trong tay tấm bằng ĐH bằng cách thi vào các trường ĐH có đào tạo ngành này hoặc học liên thông lên CĐ, ĐH sau khi tốt nghiệp TCCN. Điểm chuẩn của ngành này khá thấp, năm 2012, điểm chuẩn ngành học cơ khí của Đại học Bách Khoa Hà Nội: 19,5 điểm; Đại học Công nghiệp Hà Nội: Công nghệ kỹ thuật cơ khí: 15 điểm; Sư phạm Kỹ thuật TPHCM: Chế tạo máy: 14 điểm, Kỹ thuật cơ khí: 15,5 điểm; Đại học Đà Nẵng: Cơ khí động lực, Chế tạo máy: 16 điểm; Đại học Công nghiệp TPHCM: Kỹ thuật cơ khí: 14 điểm; Đại học Đà Nẵng: Kỹ thuật cơ khí: 13 điểm.

Các nhóm ngành chính bao gồm: Cơ khí, cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, máy tàu, đóng tàu, với các chuyên ngành: Cơ khí chế tạo, cơ điện tử, công nghệ tự động, kỹ thuật công nghiệp, động cơ diesel và máy phụ, khung gầm, điện ôtô, cơ khí hóa, cơ khí ô tô, kỹ thuật nhiệt lạnh, máy xây dựng, máy xếp dỡ, khai thác máy tàu biển, cơ học… Tuy nhiên, thực trạng chung của giáo dục nước ta còn nặng về lí thuyết, thiếu thực hành và kiến thức học chưa sát với nhu cầu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trang thiết bị giảng dạy của nhiều trường còn lạc hậu, thiếu thốn.

Theo Dân trí

Soure: http://cokhinangluong.com/news/tin-tuc/nghe-co-khi-chon-1-nghe-lam-nhieu-nganh-110/