Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Nghề Cơ khí – Chọn 1 nghề làm nhiều ngành

Cơ khí, chế tạo máy Cơ khí, chế tạo máy
“Khó khăn” là từ nhiều người dùng để miêu tả cuộc sống của họ trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Khó khăn từ việc “chạy ăn” đến “công việc, thu nhập, …”. Suy thoái kinh tế đã làm thay đổi tương đối cái nhìn của xã hội về giá trị nghề nghiệp. Không ít những ngành nghề “hot” bị “rớt giá” thảm hại, trong khi một số nghề vẫn giữ được phong độ. Cũng có những nghề trở nên có giá hơn nhờ khủng hoảng và cơ khí là một trong số đó. Các kỹ sư cơ khí ở Anh trung bình kiếm được một mức lương 40.000 bảng Anh/năm và ở Mỹ là 67.600 USD/năm, với tiềm năng có thể nâng mức thu nhập lên tới sáu con số.
Nhân lực ngành cơ khí: Doanh nghiệp vẫn mỏi mắt tìm
Hiện các khu công nghiệp chế xuất trên địa bàn các tỉnh phía Nam như TP.HCM và các tỉnh lân cận luôn trong tình trạng thiếu hụt đội ngũ kỹ sư lành nghề các ngành chế tạo máy, tiện, phay… dù đăng tuyển khá nhiều. Còn tại thị trường lao động phía Bắc, các công ty cơ khí ở các các khu công nghiệp ở Hà Nội, Bắc Ninh cũng có nhu cầu tuyển dụng ngành nghề này khá lớn. Trên các trang web tuyển dụng như Việc làm 24h, Tìm việc nhanh, Careerlink… thì cơ khí là một trong những ngành mà các doanh nghiệp có nhu cầu lớn nhất.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2012 - 2015 thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí - Luyện kim - Công nghệ ô tô xe máy lại đứng đầu, chiếm tỷ lệ 28% nhu cầu lao động. Trong đó nhân sự trình độ trung cấp có nhu cầu nhiều nhất, chiếm tới 50%, kế đến là cao đẳng – đại học (30%), lao động phổ thông (20%). Tuy nhiên, theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Falmi, nguồn cung mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu. Nhu cầu nhân lực có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực này có xu hướng tăng, điều này đòi hỏi người lao động phải chủ động nâng cao kiến thức không ngừng nghỉ, mức độ đào thải cao nên ai không đáp ứng sẽ bị loại khỏi “cuộc chơi”.
Kỹ sư cơ khí đang làm việc
Kĩ sư cơ khí đang làm việc
Đặc biệt, trong khi nguồn nhân lực cơ khí trong nước đang thiếu trầm trọng thì học viên ngành này lại thích đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài thay vì làm việc cho các công ty cơ khí trong nước. Nhiều công ty tuyển thợ cơ khí, kĩ sư cơ khí tại Hàn Quốc với mức lương hấp dẫn 30 triệu đồng/tháng, làm việc tại Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản với nhiều chế độ ưu đãi nên rất thu hút các lao động Việt Nam. Chính vì thế, các công ty cơ khí trong nước càng thiếu hụt nguồn lao động.
Thị trường lao động cơ khí có tay nghề cao đang cạnh tranh rất khốc liệt bởi đơn vị nào cũng cần. Nếu không có chính sách giữ chân họ lại, chỗ khác trả lương cao hơn là họ đi ngay.
Thị trường lao động cơ khí có tay nghề cao đang cạnh tranh rất khốc liệt bởi đơn vị nào cũng cần. Nếu không có chính sách giữ chân họ lại, chỗ khác trả lương cao hơn là họ đi ngay.
 Kỹ sư cơ khí luôn được trải thảm đỏ:
Xuất phát từ nhu cầu trên, sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành Cơ khí – Điện- Điện tử cũng vì thế dễ dàng tìm được việc làm với mặt bằng mức lương ổn định ngay sau khi ra trường. Theo Falmi thì mức lương phổ biến cho các ngành kỹ thuật – công nghệ bao gồm nhóm ngành Cơ khí – Điện – Điện tử được các doanh nghiệp đưa ra khi tuyển dụng trung bình từ 6 – 10 triệu đồng/tháng trở lên. Bên cạnh đó là cơ hội nâng cao trình độ lên thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước.
Tổng hợp mức lương hiện tại trên thị trường lao động ngành cơ khí
STT Chức danh Bằng cấp chứng chỉ cần có/ Code & Standard cần am hiểu Các công ty có nhu cầu tuyển dụng/ Nơi làm việc Mức lương dự kiến (USD/ Tháng)
1
Kỹ sư thiết kế(đường ốngkết cấu, thiết bị, Hệ thống điều hòa, thông gió, làm mát – HVAC) Autocad, PVElite, Multi-frame, CADWorx, CAESAR II Các công ty thiết kế (Technip, Worley Parson, JGC, Simas, Danieli…)
800-1.500
2
Kỹ sư thi công(đường ống, kết cấu) ASME, ANSI, ASTM, AGA, API, AWWA, BS… kỹ năng tổ chức quản lí, thi công Các công ty xây dựng, cơ điện (M&E), các tổng thầu của dự án (EPC Contractors)…
700-1.500
3
Kỹ sư lắp đặt thiết bị Kỹ năng lắp đặt thiết bị, căn chỉnh đồng tâm, đấu nối chạy thử
-nt-
1.000-1.500
4
Kỹ sư thử áp/ Hydrotest Engineer Đọc hiểu bản vẽ P&ID, biết sử dụng các máy móc liên quan đến hydrotest…
-nt-
800-1.500
5
Kỹ sư dự án Có kỹ năng quản lí dự án, quản lí sản xuất…“Microsoft Project”, Autocad… Các công ty xây dựng M&E, EPC contractors, các nhà máy sản xuất
700-1.200
6
Kỹ sư kế hoạch Có kinh nghiệm về quản lí dự án, đấu thầu. AutoCad, Microsoft Project, design software
-nt-
1.000-1.500
7
Kỹ sư chạy thử/ Commissioning Engineer Kỹ năng lắp đặt thiết bị, căn chỉnh đồng tâm, đấu nối chạy thử
-nt-
1.000-1.500
8
Kỹ sư kết cấu vỏ tàu/ Naval Architect Engineer Autocad, Design Software Các nhà máy đóng tàu, các dự án hóan cải, đóng mới tàu chứa xử lí dầu thô
1.000-1.200
9
Giám sát chất lượng đường ống, chất lượng kết cấu CSWIP, NDT Certificates, Chủ công trình, EPC Contractors, các nhà thầu phụ…
1.200-2.000
10
Giám sát lắp đặt thiết bị Kỹ năng lắp đặt thiết bị, căn chỉnh đồng tâm, đấu nối chạy thử
-nt-
1.200-3.000
11
Giám sát hàn CSWIP, NDT Certificates,
-nt-
1.200-3.000
12
Giám sát NDT (Nondestructive Testing: kiểm tra không phá hủy NDT Certificates: MT, UT,RT
-nt-
1.200-3.000
13
Giám sát sơn CSWIP, Frosio, Nace
-nt-
1.000-3.000
14
Vận Hành & Bảo Dưỡng (O&M) Kỹ năng bảo dưỡng thiết bị quay, bơm, van… Nhà máy, giàn khoan, tàu dầu, giàn khai thác
1.000-1.500
(Nguồn: vungtaujobs.com/)
Đặc biệt, với những kỹ sư có kinh nghiệm, đã trải qua các khóa học chuyên sâu, có một trong những chứng chỉ quốc tế, là thành viên của các hiệp hội, hiểu các chuẩn quốc tế như JIS, ASME, ASTM, CSWIP, NDT, Frosio, Nace, Nebosh, PDMS, PMCS, SPR, HVAC & Freezer, Solar Gas Turbine and Gas Compressor, Laser Aligment, Maximo, Amos… thường có mức thu nhập rất cao và thăng tiến tốt trong nghề nghiệp. Hiện nay đã có nhiều người Việt Nam đảm nhận những vị trí cao cấp thay thế người nước ngoài như OIM, FM, Field Superintendent, Rig Manager, Barge Captain, Maintenance Manager… với mức lương từ khoảng 4.000 – 6.000 USD/ tháng.
a3-fb919[1]Tham khảo mức lương của Kỹ sư cơ khí tại các nước phát triển:
Tại Mỹ
Theo báo cáo của Hiệp hội Quốc gia về các trường Cao đẳng và nhà tuyển dụng Hoa Kỳ (NACE) hồi tháng 4 vừa qua, các sinh viên ngành kỹ sư mới ra trường chiếm đến 7 trong 10 vị trí việc làm có lương cao nhất. Trong đó lương của kỹ sư cơ khí “mới toanh” lên đến 67.600 USD/năm, chỉ sau kỹ sư dầu khí và kỹ sư máy tính (Nguồn: CNNmoney). Không phải sinh viên mới ra trường nào cũng có mức lương như thế, theo NACE mức lương trung bình cho sinh viên mới ra trường tại Mỹ là 44.928 USD/năm, tăng 5.3% so với năm ngoái.Nhu cầu về kỹ sư cơ khí cũng được dự báo sẽ tăng “chóng mặt” trong thập kỷ tới do các doanh nghiệp ngày càng mạnh tay đầu tư vào máy móc, công nghệ. NACE tính toán mức lương trung bìnhcủa kỹ sư cơ khí có thể tăng lên 82.480 USD/năm.
Tại Úc:
Những kỹ sư cơ khí tốt nghiệp tại Úc có thể kiếm được mức lương trung bình 1.622 AUD/tuần tương đương khoảng 85.600 AUD/năm (Nguồn: Joboutlook). Theo The Good Universities Guide 2013 đây một trong những ngành có mức lương cao nhất. Ở những bang có nhiều hầm mỏ và nguồn nhiên liệu ở Úc như Western Australia và Queensland, sinh viên quốc tế sẽ có cơ hội kiếm được nhiều việc làm hơn. Những sinh viên có kỹ năng, được đào tạo bài bản hoàn toàn có đủ tiêu chuẩn để xin thị thực cư trú dài hạn ở Úc. Để có cơ hội ở lại Úc, bạn có thể xin thị thực làm việc sau khi hoàn tất việc học (post-study work visa) hay thị thực tạm thời cho những người có tay nghề cao (Graduate (Temporary) Visa).
Cơ khí luôn là một ngành đắt giá bởi đó không phải là công việc dành cho tất cả mọi người. Nó đòi hỏi khả năng thực hiện các tính toán phức tạp một cách nhanh chóng, nắm bắt và làm việc với các thành phần trong môi trường 3D, chịu trách nhiệm về sự an toàn của con người cũng như sự tác động đến đời sống tự nhiên và xã hội.
Có thể nói kỹ sư cơ khí là một trong số những người lao động được trang bị tốt nhất trên thế giới cả về kiến thức và kỹ năng. Để làm tốt công việc trong lĩnh vực cơ khí, bạn cần có niềm đam mê, tính cẩn thận, chính xác, kiên trì, có tư duy phân tích nhạy bén, logic…
Thực trạng đào tạo các ngành cơ khí ở Việt Nam
Trước đây, công việc của ngành cơ khí luôn liên quan đến sắt thép, đến các công việc gia công bằng tay như tiện, phay, hàn… Nhưng hiện nay, công nghệ phát triển mạnh mẽ nên ngành này cũng được chuyên môn hóa, nhiều công việc cơ khí người làm không trực tiếp thao tác mà chỉ cần bấm các thông số kỹ thuật trên máy móc. Sau hơn 20 năm mở cửa, hội nhập quốc tế, chào đón các nhà đầu tư nước ngoài, ngày nay hầu hết các lĩnh vực xây dựng, sản xuất, vận hành, bảo dưỡng tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể theo tiêu tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, sau khi ra trường hầu hết các kỹ sư với nền tảng kiến thức liên quan đến vấn đề cơ khí sẽ phải tìm tòi, học cách để thích nghi.
Giờ thực hành lập trình gia công CNC của sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí
Giờ thực hành lập trình gia công CNC của sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí
Muốn học nghề cơ khí, người học chỉ cần tốt nghiệp THCS hoặc THPT và tham gia xét tuyển vào các trường Trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề. Nếu muốn trở thành kỹ sư cơ khí, bạn bắt buộc phải có trong tay tấm bằng ĐH bằng cách thi vào các trường ĐH có đào tạo ngành này hoặc học liên thông lên CĐ, ĐH sau khi tốt nghiệp TCCN. Điểm chuẩn của ngành này khá thấp, năm 2012, điểm chuẩn ngành học cơ khí của Đại học Bách Khoa Hà Nội: 19,5 điểm; Đại học Công nghiệp Hà Nội: Công nghệ kỹ thuật cơ khí: 15 điểm; Sư phạm Kỹ thuật TPHCM: Chế tạo máy: 14 điểm, Kỹ thuật cơ khí: 15,5 điểm; Đại học Đà Nẵng: Cơ khí động lực, Chế tạo máy: 16 điểm; Đại học Công nghiệp TPHCM: Kỹ thuật cơ khí: 14 điểm; Đại học Đà Nẵng: Kỹ thuật cơ khí: 13 điểm.
Các nhóm ngành chính bao gồm: Cơ khí, cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, máy tàu, đóng tàu, với các chuyên ngành: Cơ khí chế tạo, cơ điện tử, công nghệ tự động, kỹ thuật công nghiệp, động cơ diesel và máy phụ, khung gầm, điện ôtô, cơ khí hóa, cơ khí ô tô, kỹ thuật nhiệt lạnh, máy xây dựng, máy xếp dỡ, khai thác máy tàu biển, cơ học… Tuy nhiên, thực trạng chung của giáo dục nước ta còn nặng về lí thuyết, thiếu thực hành và kiến thức học chưa sát với nhu cầu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trang thiết bị giảng dạy của nhiều trường còn lạc hậu, thiếu thốn.
Theo Dân trí

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Cảm biến trên smartphone, tablet và nguyên lý hoạt động

Kể từ khi cuộc đua thiết bị di động bắt đầu, có thể nói các nhà sản xuất đang ra mắt các sản phẩm smartphone và tablet mới với mật độ dày đặc. Các đối thủ cạnh tranh như Apple, Samsung, HTC, Sony và nhiều tên tuổi khác cạnh tranh với nhau bằng cách tung ra các tính năng và các phần cứng mới: các công việc "thông minh" mà các mẫu smartphone có thể thực hiện đang trở thành một hạng mục quan trọng quyết định đến sự thành bại của chúng.

Các công việc "thông minh" này, ví dụ như tính năng tự động cuộn văn bản dựa trên vị trí mắt người của Galaxy S4, được thực hiện nhờ có các cảm biến bao gồm: cảm biến gia tốc, cảm biến ánh sáng môi trường, cảm biến GPS, la bàn, cảm biến khoảng cách, cảm biến áp lực và con quay hồi chuyển...

Sau đây, chúng ta sẽ cùng điểm danh các loại cảm biến chính và cơ chế hoạt động của chúng theo tổng hợp từ trang Techulator.com. 

Cảm biến gần (Proximity)

cambien-smartphone-1

Tính năng chính của cảm biến này là nhận diện xem khoảng cách giữa smartphone và cơ thể bạn là bao nhiêu. Khi bạn gọi điện, cảm biến gần sẽ nhận diện xem vị trí giữa màn hình và tai là bao nhiêu để tắt đèn màn hình và tiết kiệm pin. Cảm biến gần cũng sẽ giúp ngăn ngừa các cử chỉ chạm được thực hiện một cách không cố ý trên màn hình điện thoại trong khi gọi điện.

Cảm biến này cũng sẽ tính toán độ mạnh yếu của tín hiệu, các nguồn gây nhiễu và tăng cường tín hiệu hoặc lọc các nguồn gây nhiễu nhờ sử dụng Kỹ thuật Tạo Luồng (Beam Forming Technique).

Nói một cách ngắn gọn, cảm biến khoảng cách sẽ đo được vị trí của cơ thể, ví dụ như khuôn mặt hoặc tai và ngừng các tác vụ như lướt web, chơi nhạc hoặc video trong khi nhận/thực hiện cuộc gọi nhằm tiết kiệm pin. Sau khi hội thoại kết thúc, cảm biến khoảng cách sẽ tiếp tục các tác vụ đang thực hiện dở.

Cảm biến GPS (Hệ thống định vị toàn cầu)

cambien-smartphone-2

GPS (viết tắt của Global Positioning System – Hệ thống định vị toàn cầu) lúc đầu được phát triển và triển khai cho các mục đích quân sự và được chính phủ Mỹ chính thức đưa ra hoạt động rộng rãi trong thập niên 1980. GPS là một hệ thống cho phép theo dõi mục tiêu hoặc "điều hướng" dựa trên các bức ảnh hoặc bản đồ với sự trợ giúp của các vệ tinh.

Ngày nay, các smartphone đều được trang bị các cảm biến GPS được hỗ trợ (A-GPS) cho phép hoạt động mà không cần kết nối tới các máy chủ và các vệ tinh. iPhone 4S, iPhone 5, HTC One, HTC Droid DNA, HTC One X, các sản phẩm trong series Galaxy của Samsung và Xperia của Sony và các mẫu Nokia Lumia 620, 820, 920 và 822 cùng một số sản phẩm khác cũng hỗ trợ hệ thống định vị toàn cầu GLONASS (Globalnaya Navigatsionnaya Sputnikovaya Sistema) do Nga phát triển với cùng một tính năng như GPS.

Cảm biến ánh sáng môi trường (Ambient Light)

cambien-smartphone-3

Cảm biến này có nhiệm vụ tối ưu độ sáng của màn hình trong các điều kiện sáng khác nhau (các luồng sáng có cường độ khác nhau). Mục đích quan trọng nhất của cảm biến ánh sáng môi trường là nhằm điều chỉnh độ sáng của màn hình, cho phép tiết kiệm pin và cải thiện tuổi thọ pin.

Cảm biến ánh sáng môi trường nhận biết ánh sáng và điều chỉnh màn hình dựa theo nguyên lý "vị trí tuyệt đối". Các cảm biến này chứa các đi-ốt quang học rất nhạy sáng đối với các quang phổ khác nhau; kết quả tính toán phức tạp dựa trên các đi-ốt này sẽ điều chỉnh mức độ tăng/giảm của cường độ sáng trên màn hình.

Cảm biến gia tốc (Accelerometer)

cambien-smartphone-4

Tính năng chính của cảm biến gia tốc là nhận diện các thay đổi về hướng/góc độ của smartphone dựa trên dữ liệu thu được và thay đổi chế độ màn hình (chế độ dọc hoặc ngang màn hình) dựa trên góc nhìn của người dùng. Ví dụ, trong trường hợp bạn muốn tăng chiều rộng hiển thị của một trang web, bạn có thể chuyển từ chế độ dọc màn hình sang chế độ ngang màn hình. Tương tự như vậy, ứng dụng camera cũng sẽ tự động thay đổi hướng của bức ảnh đang chụp khi chúng ta thay đổi góc độ của smartphone.

Về bản chất, cảm biến gia tốc sẽ nhận diện sự thay đổi trong góc độ của smartphone bằng cách nhận biết các thay đổi về hướng trên cả 3 chiều của không gian trong trường hợp (giả sử) smartphone rơi tự do. Một trong những ví dụ về ứng dụng của cảm biến gia tốc của điện thoại là các trò chơi đua xe: người chơi có thể "bẻ lái" bằng cách quay điện thoại/tablet theo hướng mong muốn.

La bàn (Compass)

cambien-smartphone-5

Chúng ta đều biết chức năng của la bàn là đưa ra định hướng chính xác dựa trên cực bắc và cực nam của trái đất bằng cách dùng nam châm. Song, do các tín hiệu nhiễu có mặt trong các thiết bị di động như smartphone và tablet, các thiết bị này không sử dụng loại la bàn nam châm thường thấy mà ứng dụng một công nghệ tiên tiến khác để đưa ra định hướng cho người dùng.

Cụ thể hơn, smartphone của bạn sẽ đo các tín hiệu có tần số cực thấp đến từ một hướng nhất định (Nam hoặc Bắc) và với sự trợ giúp của cảm biến gia tốc, la bàn trên smartphone có thể đưa ra định hướng cho người dùng.

Nguyên lý hoạt động của la bàn trên smartphone là "hiệu ứng Hall" (Hall effect) do nhà bác học Edwin Hall phát hiện vào năm 1879. Dựa trên nhiều cảm biến được đặt trên các hướng khác nhau của điện thoại và sử dụng bộ tập trung tín hiệu từ (chế tạo bằng vật liệu có độ thấm từ cao) nhằm bẻ cong các đường song song với từ trường của mặt đất.

Con quay hồi chuyển (Gyroscope)

cambien-smartphone-6

Chức năng của cảm biến này là giữ nguyên hoặc điều chỉnh vị trí và định hướng dựa trên các nguyên tắc của gia tốc theo các hướng khác nhau. Khi con quay được sử dụng cùng cảm biến gia tốc, cảm biến này sẽ nhận diện chuyển động trên 6 chiều khác nhau (trái, phải, trên dưới, trước và sau).

Cảm biến này cũng sẽ nhận diện các chuyển động dựa trên 3 chiều không gian X, Y, Z. Sử dụng Hệ thống Điện và Cơ Siêu Nhỏ (MEMS), các mẫu điện thoại như iPhone 4 có khả năng nhận diện các cử chỉ cảm ứng, bên cạnh tính năng điều hướng GPS quen thuộc.

Cảm biến chiếu sáng sau (BSI hoặc BI)

cambien-smartphone-7

Cảm biến chiếu sáng sau (back illuminated sensor - được gọi tắt là BSI hoặc BI) là một trong các tính năng nổi trội có mặt trên các mẫu smartphone mới. Đây là một loại cảm biến hình ảnh số có khả năng thay đổi hoặc gia tăng độ sáng thu được khi chụp ảnh. Lúc đầu, cảm biến này được phát triển cho các camera an ninh và các loại kính thiên văn. Sony là công ty đầu tiên áp dụng tính năng này vào năm 2009. Hiện nay, BSI là tính năng được nhắc đến nhiều trong thông số của các smartphone.

Áp suất khí quyển (Barometer)

cambien-smartphone-8

Một số smartphone dòng Galaxy của Samsung còn được trang bị cảm biến đo áp suất khí quyển (barometer). Đây là cảm biến được dùng để đo áp suất khí quyển phục vụ cho việc dự báo thời tiết. Nhưng các smartphone đã có thông tin dự báo thời tiết dựa trên thông tin lấy từ Internet, vậy tại sao lại cần đến cảm biến barometer? Lý do được các nhà sản xuất giải thích là để cung cấp thông tin GPS chính xác hơn.

Theo Samsung, các thiết bị GPS đôi khi tích hợp barometer để có thông tin độ cao chính xác hơn. Sai số trục Z của GPS khá cao nhưng kết hợp với các thông tin áp suất khí quyển từ barometer, độ chính xác có thể tăng lên đáng kể. Với sự kết hợp của cảm biến gia tốc, barometer, la bàn và GPS, các điện thoại có thể xác định vị trí, hướng và tốc độ của người dùng chính xác hơn.

Ngoài ra, một số smartphone hiện nay còn được trang bị các cảm biến khác như cảm biến từ kế (magnetometer), áp suất (pressure), nhiêt độ (temperature) và độ ẩm (humidity).

(theo: vnreview)

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Về công nghệ phun xăng điện tử (Fi)

Về công nghệ phun xăng điện tử (Fi)

Công nghệ phun xăng điện tử, tên gọi tắt: EFi hoặc Fi (Electronic Fuel Injection hoặc Fuel Injection) có gì thú vị?


Công nghệ phun xăng điện tử (Fi)

Công nghệ phun xăng điện tử là một khái niệm không còn xa lạ đối với những ai đang sử dụng xe máy. Nguyên lý hoạt động cơ bản của Fi là sử dụng một hệ thống điều khiển điện tử để can thiệp vào quá trình phun nhiệu liệu vào buồng đốt động cơ nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nhiên liệu.

Hệ thống gồm hai thành phần chính: các bộ phận cảm biến và bộ phận điều khiển trung tâm. Bộ phận cảm biến liên tục theo dõi quá trình hoạt động của động cơ, bao gồm vị trí bướm ga, áp suất ống nạp, nhiệt độ khí nạp, nhiệt độ dầu, tốc độ động cơ… và truyền tải thông tin tới bộ điều khiển.

Điều chưa biết về công nghệ phun xăng điện tử


Điểm nổi bật của công nghệ phun xăng điện tử

Chúng ta thường được nghe về ứng dụng công nghệ phun xăng điện tử vào xe máy để tiết kiệm nhiên liệu. Thật ra đó chỉ là một trong những ưu điểm của công nghệ Fi thôi. Đối với chúng ta là những người sử dụng xe máy phổ thông, chúng ta thường chỉ quan tâm Fi ở khía cạnh tiết kiệm xăng.

Tuy nhiên, với những người đam mê xe phân khối lớn (trên 175cc), họ thường lựa chọn một chiếc xe motor phân khối lớn có ứng dụng công nghệ Fi. Hầu hết những biker này thích động cơ phun xăng điện tử vì nó khởi động dễ dàng ngay cả ở nhiệt độ động cơ còn thấp. Không cần hiệu chỉnh bướm gió và bộ chế hòa khí. Tất cả việc bạn phải làm là xoay chìa khoá, sau đó ấn nút khởi động.

Trên quan điểm xem xét cấu trúc, bộ phun xăng điện tử phức tạp hơn rất nhiều, nó cần có một bơm nhiên liệu vào ngăn chứa, cụm điều khiển điện tử và rất nhiều cảm biến kiểm soát chức năng khác nhau trong quá trình máy xe khởi động, vận hành.

Sơ đồ các hoạt động của động cơ sử dụng công nghệ phun xăng điện tử
Sơ đồ các hoạt động của động cơ sử dụng công nghệ phun xăng điện tử

Bộ phun xăng điện tử được hệ thống điều khiển điện tử trung tâm (gọi tắt là ECU) kiểm soát quá trình cung cấp nhiên liệu. Cụm ECU lần lượt đọc các tín hiệu của cảm biến khác nhau trên xe. Qua những thông tin thu thập được, ECU xác định bao nhiêu nhiên liệu cần thiết cho việc hoạt động tối ưu của xe. ECU dựa trên các số liệu từ cảm biến của vòng tua, nhiệt độ động cơ, nhiệt độ không khí, vị trí trục khuỷu, vị trí bướm ga… để lập trình tính toán nhiên liệu, sau đó tiến hành đóng mở kim phun xăng.

Riêng với chúng ta, những người sử dụng bình thường, ngoài việc tiết kiệm nhiên liệu, công nghệ Fi còn giúp bảo vệ môi trường, giảm lượng khí thải ra trong không khí.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Tuyển thợ, kỹ thuật viên sửa chữa ÔTÔ: Thợ máy, điện, điều hòa, gầm, sơn, gò, hàn

Thợ sửa chữa Ô tô

Thợ sửa chữa Ô tô

Tuyển thợ, kỹ thuật viên sửa chữa ÔTÔ: Thợ máy, điện, điều hòa, gầm, sơn, gò, hàn.

          Tháng 6 năm 2013. Công Ty Cơ Khí Năng Lượng khai trương Trung Tâm Khám Chữa Ô Tô Xuân Trường. Được xây dựng trên diện tích 1000m2, tại trung tâm huyện Xuân Trường, Cửa ngõ 3 huyện miền biển tỉnh Nam Định. Xưởng được đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại. Với định hướng trở thành trung tâm dịch vụ, khám chữa ô tô hàng đầu trong tỉnh và khu vực. Ngay từ đầu, công ty đã xác định yêu tố quan trọng nhất để làm nên thành công và và uy tín chính là con người. Công ty cần tuyển thợ, kỹ thuật viên sửa chữ ô tô chất lượng cao về hợp tác.

Thợ sửa chữa ô tô

Số lượng cần tuyển
Thợ máy: 5 người, thợ gầm 3 người, thợ điện: 3 người, thợ điều hòa: 2 người, thợ sơn: 2 người, thợ gò hàn: 3 người.

Ưu tiên những người có nhiều năm kinh nghiệm, hoặc đã từng giữ các vị trí kỹ thuật chính tại các xưởng lớn.
Mức Lương: 5 - 10 triệu.
Chế độ: Được hưởng các chế độ lao động theo quy định nhà nước. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Được đào tạo quy trình kỹ thuật chuẩn của hãng, nâng cao tay nghề.
Có chỗ ăn ở cho anh em ở xa.
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, thoải mái. Đãi ngộ xứng đáng.
Hồ sơ: Sơ yếu lý lịch, bản sao bằng cấp liên quan.
Liên hệ: Anh Duẩn: 0945222680
Email: AnhDuan.kts@hotmail.com
----

Nguồn: http://cokhinangluong.com/news/tin-tuc/tuyen-tho-ky-thuat-vien-sua-chua-oto-tho-may-dien-dieu-hoa-gam-son-go-han-105/

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Dụng cụ bảo trì của vòng bi SKF

Các dụng cụ bảo trì và mỡ bôi trơn của vòng bi SKF. Hạn chế được hơn 60% các trường hợp vòng bi bị hư hỏng sớm.
Lắp đặt không đúng cách 16%
lap-vong-bi-khong-dung_copy
Lắp vòng bi không đúng
Khoảng 16% các trường hợp bị hư hỏng sớm là do lắp ráp không đúng cách thường là do áp dụng lực quá mạnh. . .) và sử dụng các dụng cụ lắp ráp không phù hợp. Để lắp ráp vòng bi đúng cách và có hiệu quả cần áp dụng một trong các phương pháp như: cơ khí, thủy lực hoặc gia nhiệt.
SKF cung cấp tất cả các dụng cụ và thiết bị để thực hiện việc tháo lắp được dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và kinh tế hơn cùng với các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật đa dạng. Lắp đặt một cách chuyên nghiệp, sử dụng các dụng cụ và kỹ thuật đặc biệt chính là biện pháp tích cực để đạt được thời gian làm việc tối đa của thiết bị .
Bôi trơn không đúng cách 36%
Bên cạnh các vòng bi có phớt che được lắp đặt để vận hành đến hết tuổi thọ mà không bảo trì, vẫn có 36% các trường hợp vòng bi bị hư hỏng sớm là do việc sử dụng các chất bôi trơn không đúng chủng loại và không phù hợp. Chắc chắn, các vòng bi không được bôi trơn đúng cách sẽ hư hỏng rất nhanh so với tuổi thọ của nó.
boi-tron-khong-dung
Bôi trơn vòng bi không đúng
Do vòng bi thường là chi tiết khó tiếp cận trong máy móc thiết bị nên việc bôi trơn dễ bị bỏ quên và do đo, thường là nguồn gốc gây ra các sự cố. Ở những vị trí khó thực hiện việc bôi trơn, nên sử dụng hệ thống bôi trơn tự động của SKF để đạt được hiệu quả tối ưu. Biết phươ ng pháp bôi trơn, sử dụng mỡ bôi trơn, dụng cụ và kỹ thuật phù hợp của SKF sẽ giúp hạn chế được thời gian ngừng máy của bạn một cách thiết thực.
Sự nhiễm bẩn 14%
Là một chi tiết có độ chính xác cao nên vòng bi sẽ không thể làm việc tốt khi nó và chất bôi trơn bị nhiễm bẩn. Vì vòng bi có phớt che được bôi mỡ sẵn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các loại vòng bi được sử dụng, nên ít nhất 14% các trường hợp vòng bi hư hỏng sớm là do bị nhiễm bẩn vì không được che che chắn hữu hiệu.
vong-bi-nhiem-ban
Vòng bi nhiễm bẩn
Không những chỉ thiết kế, sản xuất vòng bi chất lượng cao, SKF còn có thể đưa ra được các giải pháp làm kín trong những môi trường làm việc khắc nghiệt nhất.
Hiện tượng mỏi 34%
Hơn 34% các trường hợp vòng bi hư hỏng sớm khi thiết bị hoạt động quá tải, không được bảo dưỡng hoặc bảo dưỡng không đúng. Có thể tránh các trường hợp hư hỏng bất thường, vì khi bắt đầu chớm hư hỏng, vòng bi sẽ “phát ra” các dấu hiệu báo trước. Các
dấu hiệu này có thể được phát hiện và phân tích bởi các thiết bị kiểm tra của SKF. Một dải sản phẩm các thiết bị kiểm tra SKF bao gồm các dụng cụ cầm tay, hệ thống trung tâm với các phần mềm quản lý để theo dõi định kỳ hoặc liên tục các thông số làm việc quan trọng.
(theo: vinamain)
Xem Thêm:
- Các lưu ý khi sử dụng và Chẩn đoán các hư hỏng của ổ lăn (vòng bi, bạc đạn)


- Cấu tạo, phân loại và ưu nhược điểm của ổ lăn (vòng bi, bạc đạn)

- Cách kiểm tra sự đồng tâm (hay sự thẳng hàng) của vòng bi

- Tối ưu hoá tuổi thọ vòng bi



















Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Phát triển robot dựa trên hành vi của kiến lửa

Loài kiến lửa Nam Mỹ (tên khoa học Solenopsis Invicta) vừa trở thành nguồn cảm hứng trong một nghiên cứu nhằm thiết kế nên loại robot tìm kiếm cứu hộ và vật liệu chống thấm nước mới của một nhóm các nhà khoa học tại Học viện Công nghệ Georgia (Mỹ).

kien-lua

Khả năng di chuyển khéo léo và kết thành bè của kiến lửa có thể giúp các chuyên gia tạo ra các loại robot cứu hộ và vật liệu chống thấm hiệu quả.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu thiết kế "những trang trại kiến" để buộc chúng tìm đường đi bằng cách đào xuyên qua lớp cát nằm giữa 2 tấm kính. Cách làm này cho phép các chuyên gia quan sát và dùng máy quay tốc độ cao ghi lại mọi cử động và đường đào hang của kiến. Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Nick Gravish cho biết đàn kiến này di chuyển với tốc độ rất cao và phim chiếu chậm cho thấy chúng trượt chân rất nhiều lần, song cũng lấy lại "phong độ"rất nhanh sau mỗi lần ngã.

Để tìm hiểu làm thế nào kiến có thể kiểm soát cử động trong môi trường khắc nghiệt, nhóm nghiên cứu đã tạo ra môi trường thử nghiệm thứ hai mà ở đó, đàn kiến buộc phải bò qua một mê cung bằng kính khá trơn trượt để di chuyển từ tổ kiến tới nguồn thức ăn. Họ phát hiện tốc độ di chuyển của đàn kiến không khác trước là mấy. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là kiến không chỉ dùng chân để tự đứng dậy sau khi trượt ngã, mà còn tận dụng luôn các sợi ăng-ten trên đầu như là "các chi phụ" để hỗ trợ việc nâng đỡ sức nặng cơ thể.

Giáo sư Dan Goldman, thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích rằng sở dĩ kiến lửa Nam Mỹ vận động khéo léo trong môi trường như vậy là do chúng biết vận dụng nhiều bộ phận trên cơ thể để thích ứng với hoàn cảnh. Từ phát hiện này, các nhà nghiên cứu có thể "chắt lọc" những nguyên tắc mà kiến và các động vật khác sử dụng trong các môi trường sống phức tạp của chúng để áp dụng vào việc thiết kế các robot tìm kiếm và cứu nạn mới, hoạt động trong mọi hoàn cảnh.

Bên cạnh đó, kiến lửa Nam Mỹ còn có khả năng hợp sức cả đàn để kết thành "một tấm bè"giúp chúng sống sót trong điều kiện lũ lụt, bằng cách liên kết các chi lại với nhau và nổi lên trên mặt nước. Các nhà khoa học hy vọng sớm tìm ra cách mô phỏng lại hoạt động nổi trên nước của kiến để phát triển ra loại vật liệu chống thấm nước và cả robot cứu hộ giúp ích con người trong hoàn cảnh lụt lội.

(theo: baocantho)

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Sinh viên và chế tạo robot

Sinh viên việt nam chế tạo Robot

Sinh viên việt nam chế tạo Robot

Không chỉ đạt thành tích cao trong các kỳ robocon quốc tế. Nhiều nhóm sinh viên Việt Nam đã sáng chế các loại robot có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn.

Robot vớt rác trên sông

Robot vớt rác trên sông - sinh viên Việt Nam sáng chế

Giảng viên Nguyễn Trọng Quỳnh (Trung tâm nghiên cứu và phát triển robot ĐH Sao Đỏ), chủ nhiệm đề tài, cho biết đây là tác phẩm của nhóm 4 sinh viên Nguyễn Hoài Nam (lớp 03CK3LT), Lê Hải Dăng, Nguyễn Kim Luyện và Nguyễn Văn Tuấn (cùng lớp 07CDT, cùng Khoa Cơ khí ĐH Sao Đỏ). Theo sinh viên Nguyễn Hoài Nam, ý tưởng đến từ những lần dạo bờ hồ và đặc biệt là tình trạng ô nhiễm trên sông Tô Lịch, chiếc gậy dài của công nhân tỏ ra bất lực trước “biển” rác, vừa tốn thời gian mà hiệu quả không cao nên cần thiết phải có một robot để giải phóng sức người, bảo vệ sức khỏe người lao động và dọn rác được nhanh, nhiều. Suốt 8 tháng, nhóm 4 sinh viên mò mẫm, vừa tự bỏ tiền túi vừa tận dụng vật liệu, thiết bị như tôn, sơn, máy hàn... từ xưởng thực hành ngành tàu thủy của nhà trường.

Robot vớt rác giống dạng tàu hai thân giúp robot cân bằng, bên trong hút chân không để nổi trên mặt nước, giữa hai thân là khoang chứa rác, robot di chuyển linh hoạt tiến lùi, quay trái phải trên mặt nước nhờ hai động cơ gắn với bánh lái. Sức mạnh của robot nằm ở hệ thống vớt rác gồm ba bộ phận chính: hai phao nổi vươn góc 45 độ như đôi tay gom rác vào băng chuyền có hình dạng như những thanh cào làm nhiệm vụ kéo rác lên thùng, bộ phận cuối là một trục quay có chức năng cào rác khi đã đưa vào khoang chứa. Hệ thống điều khiển của robot vớt rác cho phép hoạt động trong phạm vi 800 m nhờ công nghệ sóng RF có độ ổn định cao, ít bị nhiễu. Đặc biệt, robot hoạt động hoàn toàn bằng pin năng lượng mặt trời, không gây hại cho môi trường, đây là bộ phận đắt tiền nhất “ngốn” mất 5 triệu đồng trong toàn bị chi phí 9 triệu đồng chế tạo robot.

Ban tổ chức Techshow Robocon Việt Nam 2013 nhận định ưu điểm của robot vớt rác là cấu tạo đơn giản, chi phí rẻ, di chuyển linh hoạt trên nước trong mọi điều kiện thời tiết, và có bước cải tiến đáng kể khi dùng nguồn năng lượng xanh. Robot có khả năng vớt được gần như toàn bộ các loại rác thải nổi trên bề mặt sông hồ như chai lọ, ni lông, vỏ lon...

Ở giai đoạn tiếp theo, nhóm sinh viên tiếp tục phát triển công nghệ nhận dạng giúp robot tự xử lý, phân loại rác thải giúp việc tái chế và xử lý trở nên dễ dàng hơn, gắn thêm hệ thống băng tải thẩm thấu để xử lý tràn dầu hoặc chất lỏng nguy hại để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp khi sản phẩm được chuyển giao, thương mại hóa.

Robot thợ lặn

Robot thợ lặn - sinh viên việt nam nghiên cứu chế tạo

Nhóm sinh viên Trương Phi Hồ, Nguyễn Lê Đông Sơn và Mai Hải Sơn (Khoa Công nghệ thông tin Trường Sĩ quan thông tin) sáng tạo robot Yết Kiêu 01 rất độc đáo và tính ứng dụng rất cao. “Robot thợ lặn tự hành hoặc có thể điều khiển từ xa không dây chuyên làm nhiệm vụ dưới nước, có thể đảm nhận các nhiệm vụ quân sự như bí mật tiếp cận trinh sát mục tiêu dưới nước, hỗ trợ phát triển kinh tế biển như lặn thăm dò, khảo sát, thám hiểm đáy biển”, Hồ nói.

Robot Yết Kiêu 01 cao 55 cm, dài 70 cm, rộng 45 cm, gồm hai khoang khí hai bên giúp giữ cân bằng dưới nước, robot tiến lùi, quay trái phải nhờ hai động cơ phía sau, lặn hay nổi nhờ động cơ giữa... Robot xác định hướng đi qua cảm biến như la bàn, phần đầu robot gắn camera và thiết bị định vị GPS để có thể gửi thông tin thu nhận được, cảnh báo mất nguồn hoặc hiện tượng bất thường, sau đó gửi cảnh báo về trung tâm điều khiển.

Nhờ có tính thực tiễn cao, robot của nhóm sinh viên này đã được một công ty tài trợ hơn 100 triệu đồng để hoàn thành sản phẩm như hiện tại. “Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển ứng dụng để robot Yết Kiêu 01 có thể dò tìm bãi mìn, thủy lôi và kích nổ chúng, cũng có thể mang theo mìn, bộc phá tiến công các mục tiêu tàu địch đang neo đậu, các công trình quân sự của địch”, Hồ tự tin nói.

Robot vượt địa hình

Robot vượt địa hình - sinh viên Việt Nam sáng chế

Đó là cặp robot Shrimp 3 của nhóm sinh viên Phạm Vương Bằng, Đinh Văn Hòa, Cao Song Toàn; và Rhex Haui của Hoàng Ngọc Hùng, Nguyễn Công Thuần, Nguyễn Tài Nam, Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Văn Thi (Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội). Shrimp 3 ra đời từ nhu cầu khám phá những khu vực nguy hiểm hoặc xa xôi mà con người không thể đặt chân đến. Cấu trúc của Shrimp rất sáng tạo, nặng 12 kg, có thể chuyển động thẳng (1,5 m/giây), leo dốc và leo cầu thang (0,7 m/giây) tự cân chỉnh tốc độ nhờ ứng dụng điều khiển tự động trong cơ khí.

Ngoài ra, camera gắn trên robot còn có thể quay trái, phải, truyền hình ảnh, âm thanh về máy chủ bằng sóng wifi. “Robot Shrimp 3 với cơ cấu cơ khí độc đáo có khả năng vượt qua các dạng địa hình phức tạp và mấp mô nên được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khoa học, quân sự, vũ trụ, do thám, thay thế con người trong thám hiểm, hoạt động ở khu vực nguy hiểm như núi lửa, phóng xạ…” - Phạm Vương Bằng nói. Sắp đến, nhóm của Bằng sẽ phát triển thêm chức năng chữa cháy, dò mìn cho Shrimp 3.

Tuy nhiên, Shrimp 3 vẫn phải chào thua trước Rhex Haui với khả năng hoạt động cả trên cạn lẫn mặt nước, đầm lầy bằng 6 chân cơ động độc lập, chắc khỏe, có độ đàn hồi tốt, di chuyển với tốc độ 5 km/giờ khi mang vật nặng tối đa 2 kg. Khung robot được ghép từ các tấm nhôm dày 3 mm chịu được va đập, chống nước, các ổ bi tại 6 trục chân giúp giảm thiểu chấn động, thiết kế hình dạng robot trước sau, trên dưới giống nhau nên khi robot bị lật vẫn có thể chạy tiếp. Rhex Haui có thể tự hành hoặc điều khiển từ xa, cùng 2 camera trước - sau, 4 đèn chiếu sáng giúp người điều khiển có thể quan sát dễ dàng.

Robot dáng người

Robot dáng người - sinh viên Việt Nam sáng chế

Robot dáng người (Human robot) là con cưng của nhóm sinh viên Khoa Điện - Điện tử của Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Human robot có kết cấu chính là hợp kim nhôm, cao 46 cm, nặng 4,1 kg, hai sải tay dài 43 cm, chân dài 26 cm gồm 21 bậc tự do, 12 khớp chân (6 khớp/chân), 1 khớp hông, 6 khớp cánh tay (3 khớp/tay) và 2 khớp đầu.

Human robot có thể bước tới mỗi bước 5 cm, cao 1 cm, bước ngang 4 cm, đôi tay hoạt động phương đứng và phương ngang tối đa lần lượt 120 - 150 độ rất linh hoạt, quay hông từ 0 - 120 độ, quay đầu trái phải, lên xuống 40 độ để camera quan sát, nhận biết hình ảnh và di chuyển bám theo các vật thể phía trước.

Theo đánh giá của ban tổ chức Techshow Robocon Việt Nam 2013, Human robot là robot đầu tiên tại Việt Nam xây dựng mô hình cơ khí các khớp giống dáng người với nhiều ứng dụng công nghệ mới như xử lý ảnh vào robot để nhận dạng vật thể, kỹ thuật điều chế độ rộng xung vào điều khiển động cơ RC servo và giao tiếp qua wifi. Nếu tiếp tục phát triển trong tương lai, Human robot có thể sử dụng trong lĩnh vực giải trí, giúp đỡ người già tàn tật và đặc biệt là thay thế con người tiếp cận môi trường nguy hiểm, độc hại như phóng xạ, chữa cháy.

(theo: Tiền phong)

Xem thêm:
- Công nghệ robot Việt Nam: Vẫn còn ở dạng tiềm năng
- Robot Việt Nam nhẩy Gangnam Style tại CES 2013
-
10 robot hút khách tại CES 2013
- Robot công nghiệp: “Đích ngắm” cho các ngành “mũi nhọn”
- Nhật đưa công nghệ Robot lên tầm cao mới

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Nguyên lý làm việc của tuabin gió

tuabin gió, phong điện

tuabin gió, phong điện

Năng lượng gió được mô tả như một quá trình, nó được sử dụng để phát ra năng lượng cơ hoặc điện. Tuabin gió sẽ chuyển đổi từ động lực của gió thành năng lượng cơ. Năng lượng cơ này có thể sử dụng cho những công việc cụ thể như là bơm nước, hoặc các máy nghiền lương thực, hoặc cho một máy phát có thể chuyển đổi từ năng lượng cơ thành năng lượng điện.

.

tuabin gió, phong điện

Cấu tạo tuabin gió

tuabin gió, phong điện lớn nhất thế giới

Hộp số tuabin gió lớn nhất thế giới

- Anemometer: Bộ đo lường tốc độ gió và truyền dữ liệu tốc độ gió tới bộ điểu khiển.

- Blades: Cánh quạt. Gió thổi qua các cánh quạt và là nguyên nhân làm cho các cánh quạt chuyển động và quay.

- Brake: Bộ hãm (phanh). Dùng để dừng rotor trong tình trạng khẩn cấp bằng điện, bằng sức nước hoặc bằng động cơ.

- Controller: Bộ điều khiển. Bộ điều khiển sẽ khởi động động cơ ở tốc độ gió khoảng 8 đến 14 dặm/giờ tương ứng với 12 km/h đến 22 km/h và tắc động cơ khoảng 65 dặm/giờ tương đương với 104 km/h bởi vì các máy phát này có thể phát nóng.

- Gear box: Hộp số. Bánh răng được nối với trục có tốc độ thấp với trục có tốc độ cao và tăng tốc độ quay từ 30 đến 60 vòng/ phút lên 1200 đến 1500 vòng/ phút, tốc độ quay là yêu cầu của hầu hết các máy phát điện sản xuất ra điện. Bộ bánh răng này rất đắt tiền, nó là một phần của bộ động cơ và tuabin gió.

- Generator: Máy phát. Phát ra điện.

- High - speed shaft: Trục truyền động của máy phát ở tốc độ cao.

- Low - speed shaft: Trục quay tốc độ thấp.

- Nacelle: Vỏ. Bao gồm rotor và vỏ bọc ngoài, toàn bộ được dặt trên đỉnh trụ và bao gồm các phần: gear box, low and high – speed shafts, generator, controller, and brake. Vỏ bọc ngoài dùng bảo vệ các thành phần bên trong vỏ. Một số vỏ phải đủ rộng để một kỹ thuật viên có thể đứng bên trong trong khi làm việc.

- Pitch: Bước răng. Cánh được xoay hoặc làm nghiêng một ít để giữ cho rotor quay trong gió không quá cao hay quá thấp để tạo ra điện.

- Rotor: Bao gồm các cánh quạt và trục.

- Tower: Trụ đỡ Nacelle. Được làm bằng thép hình trụ hoặc thanh dằn bằng thép. Bởi vì tốc độ gió tăng lên nếu trụ càng cao, trụ đỡ cao hơn để thu được năng lượng gió nhiều hơn và phát ra điện nhiều hơn.

- Wind vane: Để xử lý hướng gió và liên lạc với “yaw drive” để định hướng tuabin gió.

- Yaw drive: Dùng để giữ cho rotor luôn luôn hướng về hướng gió chính khi có sự thay đổi hướng gió.

- Yaw motor: Động cơ cung cấp cho “yaw drive” định được hướng gió.

Nguyên lý làm việc tuabin gió, phong điện

Cấu tạo của tuabin gió

Các kiểu tuabin gió hiện nay

Các tuabin gió hiện nay được chia thành hai loại:

- Một loại theo trục đứng giống như máy bay trực thăng.

- Một loại theo trục ngang.

Các loại tuabin gió trục ngang là loại phổ biến có 2 hay 3 cánh quạt. Tuabin gió 3 cánh quạt hoạt động theochiều gió với bề mặt cánh quạt hướng về chiều gió đang thổi. Ngày nay, tuabin gió 3 cánh quạt được sử dụng rộng rãi.

Công suất các lại tuabin gió

Dãy công suất tuabin gió thuận lợi từ 50 kW tới công suất lớn hơn cỡ vài MW. Để có dãy công suất tuabin gió lớn hơn thì tập hợp thành một nhóm nhưng tuabin với nhau trong một trại gió và nó sẽ cung cấp năng lượng lớn hơn cho lưới điện.

Các tuabin gió loại nhỏ có công suất dưới 50 kW được sử dụng cho gia đình. Viễn thông hoặc bơm nước đôi khi cũng dùng để nối với máy phát điện diezen, pin và hệ thống quang điện. Các hệ thống này được gọi là hệ thống lai gió và điển hình là sử dụng cho các vùng sâu vùng xa, những địa phương chưa có lưới điện, những nơi mà mạng điện không thể nối tới các khu vực này.

Nguyên lý hoạt động của các tuabin gió

Các tuabin gió tạo ra điện như thế nào?Một cách đơn giản là một tuabin gió làm việc trái ngược với một máy quạt điện, thay vì sử dụng điện để tạo ra gió như quạt điện thì ngược lại tuabin gió lại sử dụng gió để tạo ra điện.

Các tuabin gió hoạt động theomột nguyên lý rất đơn giản. Năng lượng của gió làm cho 2 hoặc 3 cánh quạt quay quanh 1 rotor. Mà rotor được nối với trục chính và trục chính sẽ truyền động làm quay trục quay máy phát để tạo ra điện.

Các tuabin gió được đặt trên trụ cao để thuhầu hết năng lượng gió. Ở tốc độ 30 mét trên mặt đất thì các tuabin gió thuận lợi: Tốc độ nhanh hơn và ít bị các luồng gió bất thường.

Các tuabin gió có thể sử dụng cung cấp điện cho nhà cửa hoặc xây dựng, chúng có thể nối tới một mạng điện để phân phối mạng điện ra rộng hơn.

Nhìn từ phía ngoài vào một xưởng năng lượng gió thấy được một nhóm các tuabin làm việc và tạo ra điện nhờ các đường dây tiện ích như thế nào?Điện được truyền qua dây dẫn phân phối từ các nhà, các cơ sở kinh doanh, các trường học …

Những thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng năng lượng gió

a. Những thuận lợi:

- Năng lượng gió là nhiên liệu sinh ra bởi gió, vì vậy nó là nguồn nhiên liệu sạch. Năng lượng gió không gây ô nhiễm không khí so với các nhà máy nhiệt điện dựa vào sự đốt cháy nhiên liệu than hoặc khí ga.

- Năng lượng gió có ở nhiều vùng. Do đó nguồn cung cấp năng lượng gió của đất nước thì rất phong phú.

- Năng lượng gió là một dạng năng lượng có thể tái tạo lại được mà giá cả lại thấp do khoa học tiến tiến ngày nay. Khoảng 4 đến 6 cent/kWh.Điều đó còn tuỳ thuộc vào nguồn gió, tài chính của công trình và đặc điểm của công trình.

- Tuabin gió có thể xây dựng trên các nông trại, vì vậy đó là một điều kiện kinh tế cho các vùng nông thôn, là nơi tốt nhất về gió mà có thể tìm thấy. Những người nông dân và các chủ trang trại có thể tiếp tục công việc trên đất của họ bởi vì tuabin gió chỉ sử dụng một phần nhở đất trồng của họ, chủ đầu tư năng lượng gió chỉ phải trả tiền bồi thường cho những nông dân và chủ các trang trại mà có đất sử dụng việc lắp đặt các tuabin gió.

b. Những khó khăn

- Năng lượng gió phải cạnh tranh với các nguồn phát sinh thông thường ở một giá cơ bản. Điều đó còn phụ thuộc vào nơi có gió mạnh như thế nào.Vì thế nó đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao hơn các máy phát điện chạy bằng nhiên liêu khác.

- Năng lượng gió là một nguồn năng lượng không liên tục và nó không luôn luôn có khi cần có điện. Năng lượng gió không thể dự trữ được và không phải tất cả năng lượng gió có thể khai thác được tại thời điểm mà có nhu cầu về điện.

- Những nơi có năng lượng gió tốt thường ở những vị trí xa xôi cách thành phố, nhưng những nơi đó lại cần điện.

(theo: VNEEP)

Xem thêm: Những công nghệ sản xuất điện trong tương lai (20/03/2013)

Nguồn: http://cokhinangluong.com/news/ban-tin-noi-bo/nguyen-ly-lam-viec-cua-tuabin-gio-102/