Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

VNREDSat-1, bước đột phá cho công nghệ vũ trụ Việt Nam

 

medium_gww1364547022

Giáo sư Châu Văn Minh.

Giáo sư Châu Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam cho biết, tháng 4 tới đây, dự kiến VNREDSat-1, vệ tinh quan sát Trái Đất đầu tiên của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo.

Như vậy, sau sự kiện vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2 thì vệ tinh VNREDSat-1 như lực đẩy quan trọng để những người làm khoa học, công nghệ trong nước từng bước hiện thực hóa nhiệm vụ quan trọng trong “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” .

Sắp tới VNREDSat-1 sẽ được phóng lên quỹ đạo, Giáo sư có thể cho biết về mục đích của việc phóng vệ tinh này?

Giáo sư Châu Văn Minh: Mục tiêu chính của việc phóng vệ tinh quan sát Trái Đất đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 là chụp ảnh và cung cấp một số lượng lớn ảnh vệ tinh quang học có độ phân giải cao một cách chủ động và kịp thời cho các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố, cơ quan nghiên cứu khoa học và các trường đại học có nhu cầu giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh-quốc phòng. Với vệ tinh VNREDSat-1, Việt Nam hoàn toàn chủ động về thời gian và vị trí trong việc chụp ảnh các vùng trên Trái Đất, đây là điều khác biệt cơ bản giữa việc có hay không có vệ tinh quan sát Trái Đất riêng.

Dự án VNREDSat-1 nhằm thực hiện một nhiệm vụ quan trọng trong “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với mục tiêu nhận chuyển giao công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát Trái Đất và đào tạo được một nhóm chuyên gia, kỹ sư nòng cốt của Việt Nam tiến tới thiết kế lắp ráp các vệ tinh nhỏ tại Việt Nam; xây dựng cơ sở hạ tầng bước đầu cho công nghệ vũ trụ; góp phần xác định vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới nói chung và trong lĩnh vực khai thác vũ trụ phục vụ cho lợi ích của con người nói riêng.

Thực hiện dự án VNREDSat-1 là bước đi đầu tiên trong việc xây dựng hệ thống vệ tinh quan sát Trái Đất của Việt Nam.

Việc chuẩn bị cho việc phóng vệ tinh đã được Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam chuẩn bị như thế nào thưa Giáo sư?

Giáo sư Châu Văn Minh: Vệ tinh VNREDSat-1 được chế tạo ở nhà máy của EADS Astrium tại Toulouse (Pháp) đã hoàn thành tất cả các công đoạn kiểm tra, đáp ứng mọi tiêu chí và đưa đến bãi phóng vào ngày 8-3 vừa qua. Tại Việt Nam, trong khuôn khổ của Dự án chúng ta đã triển khai 3 trung tâm để điều hành, tiếp nhận và xử lý dữ liệu ảnh của vệ tinh VNREDSat-1 gồm Trung tâm điều hành (đặt tại khuôn viên của Viện Hàn lâm KH& CN Việt Nam); Trung tâm thu phát tín hiệu điều khiển vệ tinh (đặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc); Trạm thu nhận ảnh vệ tinh (đặt tại Trung tâm Viễn thám Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường). Hiện tại, công tác lắp đặt, kiểm tra và hiệu chỉnh các hệ thống thiết bị tại 3 trung tâm này đã hoàn tất, việc xây dựng mạng thông tin liên lạc kết nối 3 địa điểm trên cũng đã hoàn thành.

8341953220130316162024203

Phối cảnh vệ tinh VNREDSat-1

Về nhân lực, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã cử 15 cán bộ, kỹ sư sang học tập tại cơ sở của EADS Astrium ở Toulouse, Pháp. Nhóm này có 2 nhiệm vụ là làm chủ quá trình điều khiển, khai thác vệ tinh và bước đầu tiếp cận với các công đoạn trong quá trình thiết kế, chế tạo vệ tinh. Các cán bộ trẻ được thực tập từ 1 đến 1,5 năm tùy vị trí và đã hoàn thành xuất sắc đợt đào tạo này. Bên cạnh đó, đội kỹ sư (5 người) vận hành trạm thu nhận và xử lý tín hiệu ảnh đặt tại Trung tâm Viễn thám Quốc gia cũng đã tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn nâng cao tại Pháp. Về nước, các nhóm kỹ sư này tiếp tục được các chuyên gia của Pháp tập huấn đến nay hoàn toàn có thể đảm nhiệm được việc điều khiển và vận hành khai thác vệ tinh ngay sau khi phóng thành công lên quỹ đạo.

Có thể nói, các công tác chuẩn bị cho việc phóng vệ tinh VNREDSat-1 đã hoàn tất.

Công ty nào đã trúng thầu dự án trên thưa Giáo sư? Phía Việt Nam đã chuẩn bị về nhân lực, cơ sở vật chất như thế nào? 

Giáo sư Châu Văn Minh: Công ty Astrium (Pháp) thuộc tập đoàn EADS đã trúng thầu dự án. EADS Astrium là một trong những công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực vệ tinh nói chung cũng như các hệ thống vệ tinh quan sát Trái Đất. Thêm vào đó, công ty EADS Astrium cũng có rất nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo và chuyển giao công nghệ cho các nước khi mới bắt đầu phát triển công nghệ vệ tinh như Hàn Quốc, An-giê-ri, Thái Lan, Chi-lê...

Một đặc điểm quan trọng nữa của dự án VNREDSat-1 là việc tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có, đó là hệ thống thu nhận, lưu trữ và xử lý ảnh các vệ tinh viễn thám của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm tạo ra một hệ thống giám sát hoàn chỉnh, độc lập từ vệ tinh đến trạm thu mặt đất và trung tâm xử lý phân phối dữ liệu ảnh viễn thám tại Việt Nam. 

PV: Giáo sư có thể cho biết sự khác biệt giữa Vinasat 1, Vinasat 2 với VNREDSat-1 sắp được phóng lên quỹ đạo?

Giáo sư Châu Văn Minh:  Các vệ tinh Vinasat 1 và Vinasat 2 là vệ tinh viễn thông có chức năng truyền dẫn tín hiệu phục vụ thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình… Về quỹ đạo, vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2 làm việc trên quỹ đạo địa tĩnh ở độ cao khoảng 36.000km. Còn vệ tinh VNREDSat-1 là vệ tinh quan sát Trái Đất (hay còn gọi là vệ tinh viễn thám) với chức năng chụp ảnh các vùng trên bề mặt Trái Đất làm việc ở độ cao khoảng 663km.

Dự kiến VNREDSat-1 được phóng lên quỹ đạo từ đâu thưa Giáo sư?

Giáo sư Châu Văn Minh: Vệ tinh VNREDSat-1 sẽ được phóng lên quỹ đạo từ sân bay vũ trụ Kourou (Guyana thuộc Pháp). Đây cũng là nơi công ty ArianeSpace đã phóng thành công hai vệ tinh viễn thông của Việt Nam Vinasat 1 và Vinasat 2. Thời gian phóng vệ tinh VNREDSat-1 dự kiến là khoảng 9 giờ (giờ Hà Nội) ngày 19-4-2013.

Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!

Dự án VNREDSat-1 có tổng mức đầu tư là 55,8 triệu ơ-rô bằng nguồn vay ODA ưu đãi của Chính phủ Pháp và có 64.820 triệu đồng từ nguồn vốn đối ứng của Việt Nam. Vệ tinh VNREDSat-1 là vệ tinh quang học quan sát Trái Đất, có khả năng chụp ảnh toàn bộ các khu vực trên bề mặt Trái Đất. Vệ tinh nặng khoảng 120kg. Tuổi thọ theo thiết kế là 5 năm. (Nguồn Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam).

Nguồn tin: Quân đội nhân dân

Sợi Carbon - Vai trò và ứng dụng trong công nghệ Composite

 

Vật liệu sợi cacbon được trang bị rất nhiều cho batman

Vật liệu sợi cacbon được trang bị rất nhiều cho batman

Sợi carbon được mệnh danh là "siêu vật liệu" trong ngành công nghệ chế tạo máy móc. Khi lần đầu tiên sợi carbon được mang ra dùng trong tên lửa, xe tăng và những năm 1960, người ta đã nhìn thấy rằng trong một tương lai không xa, đây chính là loại vật liệu không chỉ thay thế cho sợi thủy tinh mà còn rất nhiều loại vật liệu khác.

Sợi cacbon là vật liệu có độ bền rất cao, là loại sợi chứa ít nhất 90% nguyên tử cacbon được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình nhiệt phân sợi nguyên liệu ban đầu. Còn sợi graphite là sợi có trên 99% nguyên tố cacbon. Có nhiều loại sợi khác nhau dùng làm nguyên liệu sản xuất sợi cacbon như sợi polyacrylonitrile (PAN), sợi xenlulo (viscose rayon, cotton), dầu mỏ, than đá hoặc một số loại sợi phenolic.

Vật liệu sợi cacbon được trang bị rất nhiều cho batman
Vật liệu sợi cacbon được trang bị rất nhiều cho batman

   Sợi cacbon đã được thương mại từ 1960 trong hàng không, không quân và các yêu cầu ứng dụng vật liệu nhẹ. Hiện nay, sợi cacbon được ứng dụng rộng rãi trong hàng không, giải trí, công nghiệp và giao thông, composite. Composite sợi cacbon là tối ưu về độ bền, độ cứng, nhẹ và kháng nứt, nhiệt độ cao, trơ hóa chất, giảm xóc.
1. Lượng sợi cacbon dùng trong composite

Năm
Khối lượng (pound)

   1992
   13.000.812

   1993
   14.598.544

   1994
   17.425.452

   1995
   19.714.671

   1996
   20.672.741

   1997
   25.900.000

   Hiện nay, Mỹ sử dụng gần 60% sản lượng sợi cacbon và Nhật sản xuất ra gần 50% sản lượng sợi cacbon trên toàn thế giới, lớn nhất là Toray Industries, trong đó sợi cacbon Pitch hầu như sản xuất ở Nhật.
2. Sản xuất
   Sợi cacbon được sản xuất bằng cách nhiệt phân có kiểm soát các sợi hữu cơ đã chọn trên nhằm loại oxy, nitơ, hydro để tạo thành sợi cacbon. Cơ tính sợi cacbon càng cao khi tăng cấu trúc tinh thể và mức độ định hướng sợi, cũng như giảm các khuyết tật trên sợi. Cách tốt nhất để có được sợi cacbon định hướng cao là chọn sợi nguyên liệu định hướng cao,  sau đó duy trì mức độ định hướng này trong quá trình ổn định và cacbon hóa.
3. Phân loại sợi cacbon
   Dựa vào nguyên liệu sợi ban đầu:
-   Sợi cacbon PAN
-   Sợi cabon Pitch
-   Sợi cabon Rayon
a. Sợi cacbon PAN: việc chuyển từ sợi PAN thành sợi cacbon qua 3 giai đoạn chính:
   •   Ổn định oxy hóa: sợi PAN được kéo căng và oxy hóa đồng thời ở nhiệt độ 200 - 300°C, chuyển sợi PAN nhựa nhiệt dẻo sang dạng có cấu trúc lặp lại nhưng không còn tính chất nhựa nhiệt dẻo.
   •   Cacbon hóa: sau khi oxy hóa, sợi được cacbon hóa ở 1000°C, không cần kéo căng trong môi trường khí trơ vài giờ. Trong quá trình này, những nguyên tố không phải cacbon bị tách ra và bay hơi để hình thành sợi cacbon, lúc này khối lượng chỉ còn 50% so với khối lượng sợi PAN ban đầu.
   •   Graphite hóa: sợi được xử lý nhiệt 1500 - 3000°C sẽ cải thiện trật tự, mức độ định hướng của tinh thể.
b. Sợi cacbon Rayon
   •   Ổn định: là một quá trình oxy hóa xảy ra theo các bước:
       ♦   Nhiệt độ 25 - 150°C: khử vật lý nước .
       ♦   Nhiệt độ 150 - 240°C: khử nước trong phân tư xenlulo
       ♦   Nhiệt độ 240 - 400°C: tách liên kết vòng thơm, cắt các liên kết eter và một số liên kết C-C theo cơ chế gốc tự do.
   •   Cácbon hóa: nhiệt độ 400 - 700°C, lượng cacbon còn lại sẽ chuyển thành lớp giống graphite.
   •   Graphite hóa: nhiệt độ 700 - 2700°C, kéo căng tạo ra sợi có mođun cao do định hướng tốt theo chiều dọc.
c. Sợi cacbon Pitch (từ dầu mỏ, than đá)
   •   Chuẩn bị nguyên liệu: điều chỉnh khối lượng phân tử, độ nhớt, định hướng kết.
   •   Kéo sợi và xe sơi: pitch được chuyển thành sợi, một số đã có đã có sắp xếp thẳng hàng, định hướng.
   •   Ổn định: duy trì hình dáng sợi khi nhiệt phân, nhiệt độ 250 - 400°C.
   •   Cacbon hóa: nhiệt độ cacbon hóa 1000 - 1500°C
4. Tại sao sợi cacbon nhẹ và bền?
Sợi cacbon được tạo thành từ những nguyên tố cacbon (hơn 90%) và các nguyên tố cacbon này nhẹ hơn nguyên tố kim loại.
Kim cương, than củi, than hoạt tính và graphite (than chì) đều được cấu thành từ những nguyên tử cacbon và sợi cacbon cũng thuộc nhóm này và có tính chất giống kim cương. Kim cương là vật liệu cứng và bền nhất trong khi graphite mềm và trơn. Sự khác nhau này là do cấu trúc tinh thể khác nhau. Than củi mềm là do cấu trúc tinh thể sắp xếp không theo trật tự trong khi cấu trúc tinh thể kim cương rất trật tự và đồng đều nên rất bền. Kim cương có cấu trúc cacbon 3 chiều, sợi cacbon có cấu trúc mạng lưới 2 chiều với các nguyên tố cacbon sắp xếp trật tự thẳng hàng và quấn lấy nhau.
Tóm lại, sợi cacbon bền khi nó ít lẫn các nguyên tố khác và sắp xếp trật tự.
5. Sự khác nhau giữa cacbon và các vật liệu cacbon khác
Cả sợi cacbon và than củi đều thuộc nhóm vật liệu cacbon. cả hai có cấu trúc tinh thể của graphite nhưng trật tự sắp xếp và cách sắp xếp thẳng hàng khá khác nhau. Với sợi cacbon, nguyên tử cacbon sắp xếp thẳng hàng và trật tự, tạo thành cấu trúc mặt lưới, các lớp xếp chồng và quấn vào nhau. trong khi than củi, lớp cấu trúc này vô định hình, không trật tự và không quấn lấy nhau nên vật liệu này có độ bền thấp hơn.
Graphite cũng có cấu trúc giống than củi nhưng sắp xếp có trật tự hơn. Graphite tự nhiên chủ yếu được sản xuất ở Trung Quốc. Ấn Độ.
6. Tính chất và ứng dụng của sợi cacbon PAN và sợi PITCH

máy dệt sợi cacbon trong siêu xe Lexus LFA của Toyota
Máy dệt sợi cacbon trong siêu xe Lexus LFA của Toyota

Sợi cacbon PAN là một khối tập hợp của sợi liên tục (sợi đơn), đường kính 5 - 7 micron và tỷ trọng 1.74 - 1.95 g/cm3. Sản phẩm tập hợp nhiều loại sợi đơn khác nhau tạo thành bó sợi như 1K (1000 filaments), 3K (3000 filaments), 6K (6000 filaments), 12K (12000 filaments) and 24K (24000 filaments được ứng dụng chính trong ngành hàng không, thể thao do tỷ trọng thấp, độ bền kéo và mođul đàn hồi cực cao. Sợi cacbon PAN đóng vai trò chính sợi cacbon trên thị trường, loại bó sợi dày (trên 40K) hoặc loại có độ bền kéo thấp hơn chủ yếu ứng dụng trong công nghiệp. Sợi cacbon PAN phân loại theo mođun đàn hồi: mođun đàn hồi tiêu chuẩn (-240 MPa), mođun đàn hồi trung gian (-300MPa) và mođun đàn hồi cao (-350MPa)
Sợi carbon PITCH  có hai loại: sợi liên tục và không liên tục tương ứng quá trình xe sợi. Sợi cacbon PITCH cũng được phân loại thành loại đẳng hướng (graphite hóa nghiêm ngặt) và loại bất đẳng hướng (graphite hóa dễ dàng). Loại sợi cacbon PITCH đẳng hướng thường là sợi không liên tục, đường kính 12-18 micron, tỷ trọng 1.6 g/cm3 và có mođun thấp (-40 GPa), độ bền và tính dẫn nhiệt thấp do sự định hướng và kết tinh thấp của các nguyên tố cacbon. Với giá thành cạnh tranh, sợi cacbon PITCH đẳng hướng được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp khối lượng nhẹ, ổn định hóa chất. kháng nhiệt và kháng mài mòn.
Mặt khác, sợi cacbon PITCH không đẳng hướng được xem như sợi cacbon PITCH pha trung gian, thường là sợi liên tục, đường kính 7- 10 micron. tỷ trọng 1.7 - 2.2 g/cm3. Các chuẩn sợi này là 1K. 2K. 3K. 6K và 12K. mođun đàn hồi thấp từ 6 GPa tới 953 GPa trong khi sợi cacbon PAN không thể đạt được giá trị này. Loại có mođun đàn hồi cao (trên 350 MPa) có khả năng gia công rất tốt do độ bền kéo cao (hơn 2.5 GPa) và ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, thể thao do độ cứng cao hơn sắt và khối lượng nhẹ (nhẹ hơn 50% so với sắt). Loại sợi cacbon có mođun đàn hồi cực cao ( trên 600 GPa) có độ cứng rất cao. dẫn nhiệt tương đương hoặc cao hơn kim loại và nhẹ.
7. Sợi carbon có tái chế được không?
Hiện nay xay sản phẩm composite sợi carbon thành bột độn vào sản phẩm mới nhằm giảm giá thành và giảm hiện tượng oxy hóa. Ngoài ra, phương pháp nhiệt phân sản phẩm composite sợi cacbon cũng đang nghiên cứu.

Xem thêm:
==> Vật liệu Composite: Tổng quan công nghệ
==> Việt Nam ứng dụng thành công vật liệu composite vào sản xuất
==> Công nghệ bọc composite để tăng tuổi thọ cho các kết cấu thép Cacbon làm việc trong môi trường biển

Nguồn: http://cokhinangluong.com/news/tin-tuc/soi-carbon-vai-tro-va-ung-dung-trong-cong-nghe-composite-94/

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Băng cháy và lời giải của Việt Nam

Theo Đại đoàn kết

ImageHandlerLarge
Hoạt động khảo sát địa chất khoáng sản
ở vùng biển 100m nước

Việt Nam đang đẩy mạnh nghiên cứu về băng cháy (tên khoa học gas hydrate hoặc methan hydrate) trên vùng biển và thềm lục địa của mình, xác lập các luận cứ khoa học, định hướng cho thăm dò, đánh giá trữ lượng và lựa chọn công nghệ khai thác, tiến tới khai thác loại hình năng lượng mới này phục vụ phát triển KTXH và bảo vệ quyền lợi của mình trên Biển Đông.

Trao đổi về lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ này, ngày 15-3, TS. Vũ Trường Sơn – Giám đốc Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ TN&MT) - đơn vị có chức năng và nhiều kinh nghiệm điều tra địa chất khoáng sản biển, cho biết:
- Băng cháy là nguồn năng lượng mới được rất nhiều quốc gia quan tâm vì trữ lượng khổng lồ và khả năng tác động tới biến đổi khí hậu toàn cầu của nó. Khoáng sản năng lượng mới này dự báo lớn gấp 3 lần tổng tài nguyên năng lượng hóa thạch được biết đến trên toàn thế giới. Tuy nhiên nó cũng được xem là nguy cơ tiềm ẩn gây ra các thảm họa môi trường. Hiện nay đã có hơn 90 nước trên thế giới đang tiến hành các chương trình nghiên cứu điều tra băng cháy ở các mức độ khác nhau.
Mới đây nhất, ngày 12-3 vừa qua, Nhật Bản công bố nhóm nhà khoa học trên tàu khoan Chikyu đã lấy thành công khí đốt từ lớp methane hydrate nằm sâu 300m dưới lớp trầm tích ở đáy đại dương. Dùng một mũi khoan đặc biệt và phương pháp giải nén, đội khoa học đã biến methane hydrate ở bên dưới đáy biển thành khí metan và băng để đưa lên mặt đất. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự hoàn thiện về cả công nghệ điều tra, tìm kiếm và công nghệ khai thác loại hình năng lượng mới là băng cháy trên thế giới.
Việt Nam tiếp cận với băng cháy ra sao, thưa Tiến sĩ?
- Biển Việt Nam nằm trong khu vực Biển Đông, được Sở Địa chất Hoa Kỳ (USGS) đánh giá đứng hàng thứ 5 ở Châu Á về tiềm năng băng cháy. Dù chưa được trang bị đầy đủ thiết bị, công nghệ và còn thiếu nguồn nhân lực nghiên cứu, điều tra băng cháy, nhưng dựa vào các kết quả điều tra, khảo sát những năm qua về địa chất, cấu trúc - kiến tạo, địa mạo và kết quả tìm kiếm, thăm dò dầu khí cho thấy trên các vùng biển Việt Nam hội tụ nhiều yếu tố để có mặt băng cháy.
Bộ TN&MT từ hơn 5 năm trước đã tổ chức các hội nghị khoa học về triển vọng khí hydrat trên các vùng biển Việt Nam. Tổng cục Biển và Hải đảo VN cũng đã xây dựng chương trình nghiên cứu, đánh giá tiềm năng băng cháy ở ta, cử cán bộ tham gia các hội thảo quốc tế về băng cháy và khoáng sản biển sâu tại Nhật, Hàn Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Jamaica, ký biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu, điều tra địa chất - khoáng sản biển sâu với Hàn Quốc, Nga.
Để có thể tiến hành điều tra, nghiên cứu, cần sự đầu tư lớn về trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện, như các tàu nghiên cứu chuyên dụng, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học, quản lý, tiếp thu công nghệ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các nước và tổ chức quốc tế. Nhiều tổ chức trên thế giới bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu băng cháy, đặc biệt trong đào tạo và phối hợp các hoạt động mang tính quốc tế.

Tiến sĩ có thể nói rõ hơn những vùng có triển vọng băng cháy tại nước ta?

- Trên vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam hội tụ đủ điều kiện hình thành băng cháy. Đó là độ sâu đáy biển, đặc điểm địa mạo, nhiệt độ đáy biển, trầm tích, nguồn khí, các dấu hiệu địa hóa, địa vật lý…, đặc biệt là cấu trúc địa chất, bối cảnh địa chất và một trong các điều kiện tiên quyết là sự xuất hiện của các bể chứa dầu khí Sông Hồng, Phú Khánh, Tư Chính - Vũng Mây, Nam Côn Sơn, các nhóm bể Hoàng Sa, Trường Sa.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, thăm dò dầu khí, có thể phân Biển Đông Việt Nam ra 4 vùng dự báo để đánh giá tiềm năng băng cháy, đó là quần đảo Hoàng Sa và kế cận, Phú Khánh, Tư Chính – Vũng Mây và quần đảo Trường Sa và kế cận.
Thưa TS, Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển đã có kết quả điều tra địa chất khoáng sản biển gì đáng quan tâm góp phần nghiên cứu, đánh giá tiềm năng băng cháy?
- Những dấu hiệu, điều kiện và tiền đề địa chất để hình thành băng cháy tại các bể trầm tích trên đòi hỏi phải sớm tiến hành nghiên cứu băng cháy để làm rõ tiềm năng, triển vọng loại hình khoáng sản có giá trị này. Các nước trên thế giới khi tiến hành điều tra băng cháy đều đã có số liệu điều tra cơ bản địa chất biển ở tỷ lệ 1/500.000 - 1/250.000.
Ở Việt Nam nhiều vùng biển còn chưa được điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản. Cần nhanh chóng phủ kín điều tra cơ bản về địa chất trên các vùng biển Việt Nam trong thời gian tới theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc Dự án "Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam”, thuộc Đề án tổng thể điều tra cơ bản TNMT biển (Đề án 47), nâng diện tích vùng biển được điều tra cơ bản ở tỷ lệ 1/500.000 lên 247.000km2 (chiếm khoảng 24% diện tích vùng biển Việt Nam).
Hiện Trung tâm đề xuất tiếp tục triển khai giai đoạn 2012 - 2020 của Đề án 47 Dự án điều tra cơ bản địa chất khoáng sản biển phủ kín vùng biển Việt Nam độ sâu đến 300m nước. Hy vọng các dự án điều tra địa chất khoáng sản vùng biển sâu tới đây tiếp tục cung cấp thêm các số liệu, cơ sở khoa học thực tế để nghiên cứu, đánh giá tiềm năng băng cháy của Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn TS!

Những công nghệ sản xuất điện trong tương lai

Một nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt trời tập trung ở Pháp

Một nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt trời tập trung ở Pháp

Với mục tiêu giảm 80% các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với năm 1990, thế giới đang nghiên cứu tìm những giải pháp mới, mang tính khả thi và bền vững. Tám công nghệ sản xuất điện mới dưới đây được xem là những ứng viên xuất sắc cho mục tiêu nói trên và dự kiến không chỉ trở thành hiện thực mà còn mang tính "đại trà" vào năm 2050.

1.  Công nghệ nhiệt mặt trời tập trung trở nên thông dụng trong tương lai không xa. Hiện nay, công suất điện mặt trời mới chỉ đạt 12,4 GW, nhưng đến năm 2050 có thể tăng lên 2.000 GW. Công nghệ nhiệt mặt trời tập trung sử dụng hàng loạt gương khổng lồ để tạo ra nhiệt và điện năng.
Tại vùng Đông Bắc Los Angeles, Mỹ có nhà máy Sierra sử dụng công nghệ này, sử dụng 24.000 chiếc gương có tổng diện tích 20 mẫu Anh, có thể sản xuất được 6.400 MW. Trong tương lai, tại Mỹ sẽ có ít nhất 5 nhà máy kiểu này được xây dựng. Nhà máy sản xuất điện nhiệt mặt trời tập trung ở Đông Bắc Los Angeles
2. Công nghệ sản xuất điện thủy động lực. Thủy điện được xem là nguồn năng lượng sạch nhưng phần đóng góp còn tương đối nhỏ. Ví dụ, tại Mỹ thủy điện mới chỉ cung cấp khoảng 7% nhu cầu điện. Hiện con người mới sản xuất được 31 GW và đến năm 2050 có thể tăng lên 67 GW. Công nghệ được xem là mang tính khả thi nhất là công nghệ thủy động lực, sản xuất điện năng từ động lực của nguồn nước chảy tự do.
Dự án đầu tiên theo công nghệ này đang được xây dựng thử nghiệm tại Houston Mỹ có tên là Hydro Green Energy (HGE). Giống như một tuabin gió, nhà máy này sản xuất ra điện năng bằng cách sử dụng dòng nước tốc độ cao, làm quay 3 cánh quạt dài khoảng gần 4 mét, giống như nhà máy điện dùng sóng biển ở châu Âu, nhưng khác ở chỗ sử dụng dòng nước một chiều. Chi phí sản xuất điện sử dụng công nghệ này rẻ hơn so với chi phí sản xuất điện từ gió, chỉ khoảng 4-7 cent/kwh so với 10 cent/kwh.
3. Công nghệ sản xuất điện dùng nhiên liệu sinh học. Hiện nay ethanol được xem là khá phổ biến nhưng trong tương lai người ta sẽ sử dụng các loại vật liệu hữu cơ có tiềm năng năng lượng lớn hơn như mía, tảo, nước thải để tạo sản xuất các loại nhiên liệu dùng cả cho giao thông lẫn ngành điện. Hiện thế giới mới sản xuất khoảng 643.000 thùng nhiên liệu sinh học mỗi ngày và đến năm 2050 có thể tăng lên 3,4 triệu thùng/ngày.
4. Công nghệ sản xuất điện từ nhiên liệu sinh học hoàn hảo. Một nhóm các nhà khoa học ở Đại học Pennsylsivania, Mỹ, đang nghiên cứu sản xuất một loại nhiên liệu sinh học hoàn hảo, không gây ô nhiễm môi trường. Để cho ra đời loại nhiên liệu này, họ đã tiến hành nghiên cứu quá trình tạo methanol, hợp chất chính có trong khí thiên nhiên.
Qua nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy cơ chế sản xuất ra methane rất đơn giản, gồm nước và điôxít cácbon (CO2) được giam trong dòng điện. Dựa vào nguyên lý này người ta sẽ chế tạo một loại pin nhiên liệu chứa vi khuẩn methanogens và khi có dòng điện nạp vào, thì nó sẽ tạo ra một loại nhiên liệu đốt cháy, có khả năng trung hòa cácbon nên không phát tán khí thải ra môi trường.
5. Sản xuất điện từ sóng biển và thủy triều dưới lòng đại dương. Theo tính toán của các nhà khoa học, các trang trại điện dưới lòng đại dương ở vùng Thái Bình Dương rất tiềm năng, mỗi năm có thể sản xuất trên 900 GW và hiện tại ở Na Uy, người ta đang xây dựng một dự án thử nghiệm có tên là Hywind, sử dụng 1 tua bin 2,3 MW, nặng 152 tấn, lắp đặt ở độ sâu 65m trên một sàn cố định dưới thềm lục địa.
6. Công nghệ sản xuất điện nguyên tử an toàn, hoàn toàn không chứa cácbon. Hiện nay con người mới sản xuất được 372 GW từ nguồn nguyên liệu này, đến giữa thế kỷ 21 có thể tăng lên 700 GW nhờ các công nghệ nguyên tử thế hệ mới, đó là công nghệ thế hệ III +: dùng thiết kế nước tăng áp; thế hệ IV: sử dụng công nghệ tầng sỏi và thế hệ V: dùng lò phản ứng sóng di động.
7. Công nghệ năng lượng địa nhiệt. Một trong số những quốc gia có nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào nhất thế giới hiện nay là Iceland. Hiện tại con người mới sản xuất được khoảng 10 GW điện địa nhiệt, dự kiến đến năm 2050 có thể tăng lên tới 700 GW.
8. Công nghệ sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch sạch. Thế giới hiện sản xuất được 1.460 GW điện từ các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt hay than đá, đến năm 2050 có thể tăng lên khoảng 3.830 GW nhờ sử dụng công nghệ mới biến cácbon thành xi măng. Nguyên lý hoạt động của công nghệ này rất đơn giản, theo đó người ta sẽ đưa khí thải từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng khí đốt hoặc than đi qua lớp nước biển. CO2 và các chất ô nhiễm trong khí thải nói trên sẽ kết hợp với magiê và canxi trong nước biển để tạo ra một loại vật liệu mới giống như đá vôi, rất thích hợp cho ngành công nghiệp sản xuất xi măng, làm bêtông hoặc nhựa đường.

Nguồn: http://cokhinangluong.com/news/cong-nghe/nhung-cong-nghe-san-xuat-dien-trong-tuong-lai-93/

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học giúp nâng cao năng suất lúa và bảo vệ môi trường

 

Công nghệ sinh học biến rơm rạ ra... tiền

Công nghệ sinh học biến rơm rạ ra... tiền

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa nghiên cứu, tuyển chọn và sản xuất thành công chế phẩm sinh học Trichoderma có khả năng xử lý rơm rạ trực tiếp ngoài đồng, với quy mô lớn, giảm chi phí thu gom rơm, vận chuyển và đánh đống ủ.

Kết quả bước đầu đã tận dụng nguồn rơm rạ tại chỗ phục vụ cho sản xuất lúa, góp phần ổn định sự bền vững cho đất lúa thâm canh và nâng cao năng suất lúa ở ĐBSCL. Từ đó, giảm chi phí phân bón hóa học và góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế trồng lúa, đáp ứng chiến lược sản xuất nông nghiệp bền vững và bảo vệ tốt môi trường.
Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học giúp nâng cao năng suất lúa và bảo vệ môi trường

Theo Viện Lúa ĐBSCL, những năm gần đây, việc nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ rất được quan tâm; trong đó, việc nghiên cứu, tuyển chọn và sản xuất thành công chế phẩm Trichoderma là một trong những thành tựu nổi bật của Viện Lúa ĐBSCL. Chế phẩm Trichodema dùng để xử lý rơm rạ có nguồn gốc bản địa do Viện Lúa ĐBSCL phân lập và sản xuất dùng để xử lý rơm rạ cho sự phân hủy nhanh. Các chủng nấm Trichodema được thu thập và phân lập từ các hệ thống canh tác lúa ở ĐBSCL. Chế phẩm Trichoderma có hiệu quả xử lý rơm rạ nhanh trên đồng ruộng, phù hợp với điều kiện canh tác ở ĐBSCL, làm gia tăng hàm lượng NPK. 

Phương pháp xử lý rơm rạ bằng chế phẩm Trichoderma được thực hiện theo quy trình như sau: Rơm rạ sau khi thu hoạch vụ lúa trước được trải đều trên đồng ruộng. Hòa tan trực tiếp chế phẩm Trichoderma vào nước sạch ở liều lượng 4 kg chế phẩm/ha và phun ướt đều vào rơm rạ. Sau đó, tiến hành cày vùi vào đất, cho nước vào và làm cho bằng phẳng, rồi lại tháo cạn nước và tiến hành gieo lúa. Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm này góp phần giảm khoảng 30% NPK phân hóa học và gia tăng năng suất lúa cũng như tăng hiệu quả kinh tế trồng lúa và cải thiện độ phì nhiêu đất.

Qua thí điểm tại An Giang (6 ha/2 vụ): Vụ đông xuân 2010-2011 với mô hình cày vùi rơm rạ có xử lý chế phẩm Trichoderma đã làm giảm lượng phân bón N, P2O5 và K2O. Từ đó, giảm được chi phí phân bón hơn 1,8 triệu đồng/ha và tăng năng suất lúa là 0,33 tấn/ha (3,9%), tăng lợi nhuận gần 4,3 triệu đồng/ha và tỷ suất lợi nhuận tăng 29,3% so với mô hình canh tác thông thường của nông dân. Ở vụ hè thu 2011, giảm chi phí phân bón hơn 1,6 triệu đồng/ha và tăng lợi nhuận được gần 2,6 triệu đồng/ha so với mô hình canh tác của nông dân. Còn tại Cần Thơ (4 ha/2vụ), qua thí điểm ở vụ đông xuân 2010-2011 với mô hình bón rơm rạ xử lý chế phẩm đã giảm chi phí phân bón được gần 1,7 triệu đồng/ha và tăng năng suất lúa gần 0,4 tấn/ha (tăng 4,45%), tăng lợi nhuận gần 4,2 triệu đồng/ha và tỷ suất lợi nhuận tăng 33,9% so với mô hình canh tác của nông dân. Ở vụ hè thu 2011, đã giảm được chi phí phân bón hóa học khoảng 2.4 triệu đồng/ha và tăng lợi nhuận được gần 4 triệu đồng/ha (19,1%) so với mô hình canh tác của nông dân. 

Theo phân tích, rơm rạ chứa khoảng 0,6% N, 0,1% P cũng như S, 1,5% K, 5% Si và 40% C... Rơm rạ được xem là nguồn dinh dưỡng quan trọng làm gia tăng năng suất lúa (0,4 tấn/ha/vụ khi rơm rạ được vùi vào trong đất) và làm gia tăng độ màu mỡ của đất theo thời gian. Các mô hình cho năng suất lúa và lợi nhuận kinh tế cao hơn so với mô hình canh tác của nông dân, bình quân năng suất tăng từ 3,9-4,45% vào vụ đông xuân và từ 1,4 -3,9% vào vụ hè thu và lợi nhuận tăng tương ứng 13,5-15,2% và 10,3-19,1%. Tỷ suất lợi nhuận trong mô hình khuyến cáo cao hơn canh tác của nông dân từ 22- 42%.

Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học giúp nâng cao năng suất lúa và bảo vệ môi trường
Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học giúp nâng cao năng suất lúa và bảo vệ môi trường

Theo Viện Lúa ĐBSCL, hiện ở nước ta cây lúa là cây lương thực chính với sản lượng trung bình hàng năm khoảng 38 - 40 triệu tấn trên diện tích gieo trồng khoảng 7,44 triệu ha. Trong đó, hai vùng trồng lúa trọng điểm của cả nước là ĐBSCL với diện tích là 3,87 triệu ha và đồng bằng sông Hồng với diện tích 1,1 triệu ha. Nông dân có tập quán canh tác lúa từ hai đến ba vụ trong năm. Nếu trung bình một tấn lúa cho ra 1-1,2 tấn rơm rạ thì với sản lượng lúa hiện nay, ước tính lượng rơm rạ thải ra có thể lên đến 40 - 46 triệu tấn/năm. Việc xử lý rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa trên thực tế lại chưa có cách làm hiệu quả. Vì vậy, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết cụ thể mà người nông dân sẽ chọn lựa biện pháp xử lý rơm rạ thích hợp. Nếu như thu hoạch lúa vào mùa khô, người nông dân sẽ đốt đồng để tranh thủ mùa vụ và giảm lượng rơm rạ này nhanh chóng. Còn thu hoạch lúa vào mùa mưa người nông dân thường suốt phun rơm ngay cạnh bờ kênh, rạch. Như vậy sẽ gây tắc nghẽn giao thông đường thủy và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. 

Hiện nay, Viện Lúa ĐBSCL đang tiếp tục mở rộng quy mô ứng dụng xử lý rơm rạ bằng chế phẩm Trichoderma với nhiều loại đất canh tác khác nhau tại khu vực ĐBSCL, trước khi ứng dụng vào thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa tại chỗ, góp phần giảm chi phí phân bón, giảm ô nhiễm môi trường. 

Nguồn: http://cokhinangluong.com/news/ban-tin-noi-bo/xu-ly-rom-ra-bang-che-pham-sinh-hoc-giup-nang-cao-nang-suat-lua-va-bao-ve-moi-truong-92/

Xem thêm:

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Việt Nam phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020:Thành - bại ở nhận thức

phát triển KH&CN khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020

phát triển KH&CN khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020

Nếu thiếu nhận thức đầy đủ ở lãnh đạo các cấp trong toàn hệ thống thì Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 cũng chỉ để nói cho hay mà thôi, Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân nói về việc triển khai Chiến lược.

Việt Nam phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020:Thành - bại ở nhận thức
Chú thích ảnh: Cán bộ Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm - nông nghiệp Quảng Ninh
kiểm tra sự phát triển của giống cây. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN

Nếu thiếu nhận thức đầy đủ ở lãnh đạo các cấp trong toàn hệ thống thì Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 cũng chỉ để nói cho hay mà thôi, Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân nói về việc triển khai Chiến lược.

Sau khi Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 được phê duyệt hồi tháng Tư năm ngoái, lần đầu tiên một hội nghị có mặt đầy đủ lãnh đạo các sở KH|&CN, đại diện của các bộ, ngành, viện nghiên cứu, trường đại học… cùng lãnh đạo của gần 20 tỉnh/thành phố đã được Bộ KH&CN triệu tập nhằm tạo sự đồng thuận về phương hướng thực thi Chiến lược.
Nhận thức không đều
Năm 2012, Khu công nghiệp Samsung ở Bắc Ninh có 28 nghìn lao động, đã xuất khẩu được 119 triệu điện thoại di động, trị giá 12,5 tỷ USD, với tỷ lệ nội địa hóa 17%. Năm nay, khu công nghiệp này dự tính tăng số lao động lên 38 nghìn người và xuất khẩu 150 triệu điện thoại di động với trị giá 16,3 tỷ USD. Trong khi đó, toàn bộ ngành dệt may Việt Nam với quy mô 2 triệu lao động, năm 2012 cũng chỉ xuất khẩu được 17,2 tỷ USD, tỷ lệ nội địa hóa là 20%.
Mang câu chuyện này đến Hội nghị toàn quốc triển khai Chiến lược sáng 8/3 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân muốn nhấn mạnh rằng, chỉ có công nghệ cao mới giúp đem lại hiệu quả lớn về phát triển kinh tế. Thế nhưng vai trò của KH&CN lại chưa được nhận thức một cách sâu sắc trong toàn hệ thống, như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển KH&CN đã chỉ ra. “Hầu hết các kế hoạch 5 năm phát triển KT-XH ở địa phương không đi đôi với nội dung phát triển KH&CN. KH&CN cũng chưa thật sự được coi là quốc sách như trên các văn bản, điều này thể hiện ở đầu tư cho KH&CN còn thấp,” Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói. Ông dẫn chứng, Việt Nam đầu tư cho KH&CN trong 50 năm mới bằng Hàn Quốc đầu tư trong một năm. Hiện mỗi năm Việt Nam đầu tư 2% ngân sách nhà nước cho KH&CN, tức vào khoảng 1 tỷ USD, trong khi Hàn Quốc trên 50 tỷ USD.
Một nguyên nhân quan trọng khiến vai trò của KH&CN đối với phát triển KT-XH vẫn mờ nhạt, theo Phó Thủ tướng, đó là do KH&CN chưa chứng tỏ được đóng góp của mình, chẳng hạn đối với năng suất của các ngành, bằng con số cụ thể. Ông đề nghị, trước mắt ít nhất phải công bố được đóng góp của KH&CN đối với năng suất của một số ngành sản xuất chính của quốc gia.
Hiện mức đầu tư của các tỉnh cho KH&CN bằng tiền ngân sách giao động trong khoảng từ 0,75% đến 5% – tùy thuộc vào việc giới lãnh đạo ở địa phương đánh giá tầm quan trọng của KH&CN như thế nào. Nhưng ngay cả ở tỉnh Quảng Ninh, nơi đầu tư từ ngân sách tỉnh cho KH&CN cao nhất cả nước với mức 5% thì “vẫn còn tâm lý ngại việc đối với các nhiệm vụ KH&CN”, trong khi “nếu là dự án xây dựng cơ bản thì rất nhiều người muốn tham gia, và thể nào cũng có những cuộc điện thoại gọi đến can thiệp, tác động,” Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu chia sẻ. Năm 2012, tỉnh Quảng Ninh chi cho KH&CN 350 tỷ đồng, dự kiến năm 2013 là 400 tỷ đồng, chủ yếu cho các hoạt động chuyển giao và ứng dụng, do “tỉnh chưa có đội ngũ các nhà nghiên cứu”. Ông Hậu cho biết thêm, không dễ gì có được con số 5% đó bởi nó “động chạm đến các khoản chi khác” và bởi “nhận thức không đồng đều ngay trong đội ngũ lãnh đạo”.
Quỹ phát triển KH&CN, một hình thức hỗ trợ và cho vay không vì mục đích lợi nhuận mà chỉ cốt bảo tồn vốn, đối với các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, thường do chính quyền địa phương cấp tài chính, cũng chưa phổ biến ở các tỉnh/thành phố. Theo ông Hồ Ngọc Luật, Vụ trưởng – Trưởng Ban KH&CN Địa phương của Bộ KH&CN, có đến 34 trong tổng số 63 tỉnh/thành phố chưa lập quỹ này, trong đó bao gồm nhiều tỉnh/thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Cần Thơ, Hậu Giang… Sắp tới dự kiến cũng chỉ có thêm năm tỉnh lập quỹ.
Đổi mới để được như thông lệ quốc tế
Năm 2013, để triển khai chiến lược, Bộ KH&CN phối hợp với một số bộ khác tiếp tục soạn thảo nhiều văn bản quan trọng như: Chương trình quốc gia về sở hữu trí tuệ; Đề án phát triển Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trở thành hai tổ chức KH&CN hàng đầu quốc gia và ASEAN; Đề án phát triển doanh nghiệp KH&CN; Đề án phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh; Đề án xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tiêu chuẩn, đo lường và chất lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; Đề án xây dựng kế hoạch hợp tác KH&CN với các nước mạnh về KH&CN, các đối tác chiến lược của Việt Nam; Nghị định về chính sách đầu tư và cơ chế tài chính cho KH&CN; Cơ chế giao nhiệm vụ KH&CN tiềm năng cho cán bộ khoa học trẻ, các nhóm sinh viên giỏi trong các trường đại học trọng điểm và các viện nghiên cứu trọng điểm; Cơ chế tự chủ tài chính đặc thù, chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với cán bộ KH&CN được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN quốc gia; Ban hành chức danh tổng công trình sư, kỹ sư trưởng trong hệ thống ngạch viên chức KH&CN; Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách thu hút các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài và nhà khoa học người nước ngoài tham gia các hoạt động KH&CN ở Việt Nam, Quy chế dân chủ trong hoạt động KH&CN… Nếu các văn bản đó được phê duyệt, sẽ tạo ra một bộ khung pháp lý chắc chắn, mở đường cho việc thực thi các mục tiêu đề ra trong Chiến lược.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng, những ý tưởng đổi mới nêu ra trong Chiến lược, từ phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, đến chính sách đãi ngộ người làm khoa học, thực chất đã trở thành thông lệ với tất cả những nước có nền KH&CN phát triển, chỉ là “trước đây chúng ta làm khác nên giờ phải đổi mới”. “Đáng tiếc không phải lúc nào những đề xuất đổi mới của chúng ta cũng được ủng hộ một cách êm xuôi. Chẳng hạn, ngày nay không còn nước nào áp dụng cơ chế cấp tiền cho đề tài nghiên cứu khoa học qua kho bạc nữa nhưng chúng tôi đã phải “đấu tranh” rất vất vả để cơ chế quỹ KH&CN được chấp nhận áp dụng rộng rãi,” Bộ trưởng chia sẻ. Ông cho rằng, yếu tố đầu tiên quyết định thành công của Chiến lược là lãnh đạo các cấp nhận thức và quan tâm đến các vấn đề KH&CN ra sao; thiếu yếu tố đó, Chiến lược cũng chỉ để nói cho hay mà thôi.

Một số chỉ tiêu của chiến lược:
Đến năm 2020, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 10 - 15%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và trên 20%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Giá trị giao dịch của thị trường KH&CN tăng trung bình 15 - 17%/năm.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Quân thừa nhận, mục tiêu “giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP” là không thực tế, “đến Hàn Quốc cũng chưa đạt được”. Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển KH&CN, mục tiêu này đã được điều chỉnh thành “Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp”, tức chỉ tương đương khoảng 15-16% GDP.

Thái Thanh (theo tiasang,com.vn)

Nguồn: http://cokhinangluong.com/news/tin-cong-nghe/viet-nam-phat-trien-kh-cn-giai-doan-2011-2020-thanh-bai-o-nhan-thuc-91/

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Ngành cơ khí chế tạo: Làm sao thoát kiếp gia công?

Hàn hồ quang điện - gia công cơ khí

Hàn hồ quang điện - gia công cơ khí

Để thoát kiếp gia công, một số doanh nghiệp cơ khí chế tạo Việt Nam đang đi từng bước nhỏ để được chen chân vào chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn lớn trên thế giới. Ba câu chuyện dưới đây khắc họa những nét tươi sáng cho triển vọng kiến tạo vị thế mới của ngành cơ khí chế tạo Việt Nam.

Để thoát kiếp gia công, một số doanh nghiệp Việt Nam đang đi từng bước nhỏ để được chen chân vào chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn lớn trên thế giới. Ba câu chuyện dưới đây khắc họa những nét tươi sáng cho triển vọng kiến tạo vị thế mới của ngành cơ khí chế tạo Việt Nam.

Cơ khí chế tạo - gia công xây lắp

Câu chuyện thứ nhất
Hợp tác với các đối tác lớn trong ngành chế tạo cơ khí, công nghiệp nặng trên thế giới như GE, Mitsubishi Heavy, Hyundai để từng bước tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu của những tên tuổi này là một định hướng lâu dài đang được Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) đeo đuổi. 

Ông Lê Văn Tuấn, Tổng Giám đốc Lilama tâm sự: “Lâu nay Lilama đã là đối tác, là nhà thầu phụ có năng lực và được tin cậy của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, nhưng chúng tôi ý thức là phải nâng tầm những mối quan hệ này. Làm được vậy sẽ giúp mình trưởng thành nhanh và bài bản hơn.” 

Cũng là nhà thầu phụ, nhưng với lĩnh vực hoạt động là cơ khí chế tạo và lắp máy, việc các nhà thầu nước ngoài tìm đến với Lilama chính là bởi trình độ tay nghề của người thợ. 

Tại dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất - dự án đòi hỏi rất cao về chất lượng, những người thợ hàn của Lilama với chứng chỉ nghề bậc cao đã làm hài lòng các nhà thầu ngoại ở các gói thầu đường ống dẫn sản phẩm hay các bể chứa xăng dầu. 

Không ít chi tiết cơ khí phi tiêu chuẩn của công trình cũng đã được gia công, chế tạo tại các nhà máy của Lilama. 

Ngoài việc cử cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật theo học các khóa chuyên sâu nâng cao, tiếp thu công nghệ mới tại các trường đào tạo ở trong nước và nước ngoài, Lilama còn mạnh dạn bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để mua thiết bị hiện đại cho các nhà máy cơ khí, chế tạo để tự gia công các sản phẩm cơ khí chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn của những nước có nền công nghiệp tiên tiến như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Ðức. 

“Có những đối tác như GE đã khảo sát năng lực của các doanh nghiệp thuộc Lilama để tiến tới đặt các đơn hàng, mở rộng sản xuất của họ tại Việt Nam. Đơn hàng thì không thiếu, nhưng Lilama hướng tới các đơn hàng chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn hơn để tiến bước sâu hơn vào ngành công nghiệp cơ khí thế giới,” ông Tuấn cho biết. 

Gia công cơ khí

Câu chuyện thứ hai

Cũng không nề hà các đơn hàng giản đơn thuở ban đầu, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco) cho hay, Thaco nhận cung cấp thùng xe cho một số dòng xe tải nhãn hiệu Kia khi xuất khẩu sang thị trường khu vực, bởi chi phí ở Việt Nam rẻ hơn so với Hàn Quốc. 

Khác với nhiều người quan niệm “rẻ thì không làm,” ông Dương lại nghĩ, Việt Nam mới khởi đầu ngành công nghiệp ôtô thì phải biết chấp nhận đi từ những bước thấp nhất để tiến dần lên trình độ cao hơn, thay vì lao ngay vào công nghệ cao, phức tạp và đòi hỏi vốn đầu tư lớn. 

Một số công ty con của Thaco trong các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ của ngành ôtô cũng đã được thành lập để cung cấp linh phụ kiện cho xe ôtô nhãn hiệu Kia và Thaco khi sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam. 

Dĩ nhiên, Thaco Group không dừng lại ở việc gia công, chế tạo các chi tiết đơn giản. Ước mơ về một khu công nghiệp cơ khí ôtô tại Khu kinh tế mở Chu Lai vẫn đang được ông Dương kiên trì triển khai từng bước. 

Hiện nay, Thaco đang đầu tư vào sản xuất động cơ, trước mắt là cho xe tải, với bản quyền công nghệ được cung cấp bởi Kia Motor, nhằm gia tăng giá trị sản xuất tại Việt Nam. 

Câu chuyện thứ ba

Phấn đấu đưa Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu cũng là câu chuyện tại Alstom. 

Đã có bốn hợp đồng cung cấp thiết bị cơ điện cho các dự án nhiệt điện khí tại Trung tâm Điện lực Phú Mỹ những năm 2000, Alstom đang tiếp tục gia tăng sự có mặt của mình ở Việt Nam thông qua các dự án thủy điện lớn như Sơn La, Lai Châu. Thành công về đích sớm ba năm của Nhà máy thủy điện Sơn La với công suất 2.400MW - lớn nhất Đông Nam Á - đã nâng thương hiệu Alstom trong vai trò nhà cung cấp thiết bị cơ điện thêm nhiều cấp. 

Tuy nhiên, mối quan tâm của Alstom tại Việt Nam không chỉ đơn thuần là bán thiết bị cho các nhà máy điện. 

Vào tháng 5/2012, Alstom đã bắt tay với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để thành lập Liên doanh Dịch vụ Năng lượng Alstom-Phú Mỹ, cụ thể là xây dựng một xưởng sửa chữa tuabin khí hiện đại tại Trung tâm điện lực Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây là xưởng sửa chữa tua-bin khí đầu tiên tại Việt Nam và cũng là công xưởng đầu tiên của Alstom tại khu vực châu Á trong lĩnh vực này. 

Một quan chức của Alstom Việt Nam cho hay, các tuabin khí có cánh phủ gốm, khi hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao 1.000 độ C sẽ phải mang ra kiểm tra và bảo dưỡng. 

Việc bóc lớp gốm ra, kiểm tra lớp thép rồi bọc phủ lại, khoan lại các đường làm mát của cánh tuabin là công việc được xếp vào hàng công nghệ cao, đa phần làm bằng robot. 

Vì vậy, quyết định chuyển xưởng này sang Việt Nam là để phục vụ thị trường châu Á-Thái Bình Dương chứ không chỉ riêng Việt Nam, không đơn thuần là vì để có giá rẻ, mà còn mang những ý nghĩa chiến lược nhất định đối với ngành công nghiệp của Việt Nam. 

“Năm 2013, xưởng sửa chữa này sẽ đi vào hoạt động, tạo thêm công ăn việc làm mới, thêm các đơn hàng xuất khẩu, đóng góp cho nước sở tại. Có thể quy mô ban đầu nhỏ nhưng sẽ nâng dần trong tương lai, đặc biệt tạo ra những động lực nhất định cho ngành công nghiệp địa phương trong việc tham gia vào dây chuyền sản xuất toàn cầu của các tập đoàn lớn,” vị quan chức của Alstom Việt Nam cho biết. 

Đi xa bằng những bước nhỏ

Nhìn nhận những thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt hiện nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải thẳng thắn thừa nhận: cạnh tranh đã ngay ở đầu nhà rồi. 

Nếu doanh nghiệp trong nước không đáp ứng được, sẽ buộc phải mở cửa cho doanh nghiệp bên ngoài vào. Lúc đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải làm thuê ngay trên chính thửa ruộng của mình, trong chính lĩnh vực mà mình vẫn được biết đến là có lợi thế. 

Muốn biết mình đang ở đâu, doanh nghiệp Việt Nam phải so sánh với các tập đoàn cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực trên thế giới, chứ không thể bằng lòng với những gì mình đang có.

“Người Việt Nam cần cù, thông minh, nhưng nếu không biết cúi đầu xuống để học và tiến lên thì vẫn luôn thua,” Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhắn nhủ./.
Xem thêm:

- Tìm đầu ra cho ngành cơ khí Việt Nam

(theo: Vietnam+)

Nguồn: http://cokhinangluong.com/news/ban-tin-noi-bo/nganh-co-khi-che-tao-lam-sao-thoat-kiep-gia-cong-90/

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Chân Vịt–Trục Láp Tàu Thủy

Chân Vịt–Trục Láp Tàu Thủy

 

Chân vịt - trục tàu thủy

Gia công, chế tạo mới, sửa chữa các loại chân vịt tàu thủy, thuyền, phà lớn nhỏ với các chất liệu: Đồng, sắt, I-nox, nhôm, gang
3 cánh hoặc 4 cánh, lớn nhỏ các loại

Trục láp tàu thuỷ, trục lái tàu thuỷ:

Gia công, chế tạo mới, sửa chữa trục láp chân vịt, trục lái thuyền bè, tàu thủy trên dây chuyền thiết bị hiện đại
Mọi kích cỡ lớn, nhỏ, siêu trường, siêu trọng

—————————————————————————————————————————

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG
Địa chỉ       : Đường 32, Xuân Kiên, Xuân Trường, Nam Định
Điện Thoại   : 0350 3885433                   -      fax: 0350 3761433
Website: http://cokhinangluong.com     -         Email: info@cokhinangluong.com
MS Thuế      : 0600297306
Tài Khoản    : 3205211000316 – Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định.
Đại Diện      : Trịnh Văn Lượng                 -  Chức vụ: Giám đốc
CHẤT LƯỢNG – GIẢI THƯỞNG
→ LIÊN HỆ
GIỚI THIỆU

Công ty TNHH cơ khí NĂNG LƯỢNG

Công ty TNHH cơ khí NĂNG LƯỢNG thành lập theo QĐ 070200225 ngày 22/01/2000 do Sở KH Đầu tư tỉnh Nam Định cấp.

Tiền thân là Doanh nghiệp cơ khí NĂNG LƯỢNG THANH HOA đã nhiều năm sản xuất hàng cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải.
Công ty TNHH cơ khí NĂNG LƯỢNG - Kiên Lao, Xuân Kiên, Xuân Trường, Nam Định
Sản phẩm của công ty:
Máy nông nghiệp: Máy tuốt lúa, máy càybừa…
Máy Xây Dựng: Máy trộn bê tông (quả lê, nghiêng, cưỡng bức, tự hành),trộn vữa đa năng, tời các loại
Máy chế biến lâm sản: Máy cưa vanh đứng, máy cưa bào đục cuốn đa năng, máy lọng….
Các sản phẩm khác như: trục láp, chân vịt và trục, quạt lò công nghiệp.
Với nhiều năm làm nghề cơ khí truyền thống trong làng nghề cơ khí Kiên Lao. Công ty chúng tôi đã không ngừng đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc và đặc biệt quan tâm đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao để làm ra sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Với những cố gắng đó công ty đã vinh dự được bộ công nghiệp trao tặng huy chương vàng hàng Việt Nam chất lượng cao cúp vàng hội chợ công nghiệp Việt Nam. Bản thân giám đốc Trịnh Năng Lượng được thưởng danh hiệu bàn tay vàng và nghệ nhân tài hoa.
Trong nền kinh tế thị trường và cạnh tranh quyết liệt giữa các sản phẩm sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Sản phẩm của công ty chúng tôi đã luôn được khách hàng tin dùng. Sản phẩm của chúng tôi được cung cấp rộng rãi trên thị trường cả nước qua các đại lý bán hàng và phục vụ đến tận nơi quý khách có nhu cầu.
Công ty chúng tôi rất mong được sự cộng tác giúp đỡ của các tổ chức cá nhân và luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách tốt nhất. FlashFlash
Thay mặt công ty, xin kính chúc Quý khách hàng An Khang Thịnh Vượng!

Giám đốc
Trịnh Năng Lượng

Máy Nông Nghiệp

Máy nông nghiệp 

Máy tuốt lúa (máy đập lúa) liên hoàn 1200 - 1800 - 2000 - 2200
Máy cày bừa cầm tay hộp số 81 - 91
bánh lồng máy cày bừa


Bộ lưỡi cày 1 lưỡi – 2 lưỡi

————————————————————————————————————————

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG
Địa chỉ       : Đường 32, Xuân Kiên, Xuân Trường, Nam Định
Điện Thoại   : 0350 3885433                   -      fax: 0350 3761433
Website: http://cokhinangluong.com     -         Email: info@cokhinangluong.com
MS Thuế      : 0600297306
Tài Khoản    : 3205211000316 – Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định.
Đại Diện      : Trịnh Văn Lượng                 -  Chức vụ: Giám đốc
CHẤT LƯỢNG – GIẢI THƯỞNG
→ LIÊN HỆ
GIỚI THIỆU

Công ty TNHH cơ khí NĂNG LƯỢNG

Công ty TNHH cơ khí NĂNG LƯỢNG thành lập theo QĐ 070200225 ngày 22/01/2000 do Sở KH Đầu tư tỉnh Nam Định cấp.

Tiền thân là Doanh nghiệp cơ khí NĂNG LƯỢNG THANH HOA đã nhiều năm sản xuất hàng cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải.
Công ty TNHH cơ khí NĂNG LƯỢNG - Kiên Lao, Xuân Kiên, Xuân Trường, Nam Định
Sản phẩm của công ty:
Máy nông nghiệp: Máy tuốt lúa, máy cày bừa…
Máy Xây Dựng: Máy trộn bê tông (quả lê, nghiêng, cưỡng bức, tự hành),trộn vữa đa năng, tời các loại
Máy chế biến lâm sản: Máy cưa vanh đứng, máy cưa bào đục cuốn đa năng, máy lọng….
Các sản phẩm khác như: trục láp, chân vịt và trục, quạt lò công nghiệp.
Với nhiều năm làm nghề cơ khí truyền thống trong làng nghề cơ khí Kiên Lao. Công ty chúng tôi đã không ngừng đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc và đặc biệt quan tâm đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao để làm ra sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Với những cố gắng đó công ty đã vinh dự được bộ công nghiệp trao tặng huy chương vàng hàng Việt Nam chất lượng cao cúp vàng hội chợ công nghiệp Việt Nam. Bản thân giám đốc Trịnh Năng Lượng được thưởng danh hiệu bàn tay vàng và nghệ nhân tài hoa.
Trong nền kinh tế thị trường và cạnh tranh quyết liệt giữa các sản phẩm sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Sản phẩm của công ty chúng tôi đã luôn được khách hàng tin dùng. Sản phẩm của chúng tôi được cung cấp rộng rãi trên thị trường cả nước qua các đại lý bán hàng và phục vụ đến tận nơi quý khách có nhu cầu.
Công ty chúng tôi rất mong được sự cộng tác giúp đỡ của các tổ chức cá nhân và luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách tốt nhất. FlashFlash
Thay mặt công ty, xin kính chúc Quý khách hàng An Khang Thịnh Vượng!

Giám đốc
Trịnh Năng Lượng

Máy xây dựng – Cơ Khí Năng Lương

Máy xây dựng - Cơ Khí Năng Lượng

Máy trộn bê tông nghiêng đổ 350L, 380, 450L
Máy trộn bê tông cưỡng bức, tự hành (450L - 500L , nửa 1/2 bao, 1 bao)
Máy trộn bê tông - vữa đa năng
Máy tời nâng xây dựng (vận thăng)
Máy Tời nâng (vận thăng) xây dựng có bánh xe kiểu rơ-mooc
Máy Tời nâng xây dựng (vận thăng) điện loại nhỏ
Máy duỗi sắt tròn
Xe rùa, xe đẩy, xe cút kít bánh đặc, bánh hơi

————————————————————————————————————————————-

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG
Địa chỉ       : Đường 32, Xuân Kiên, Xuân Trường, Nam Định
Điện Thoại   : 0350 3885433                   -      fax: 0350 3761433
Website: http://cokhinangluong.com     -         Email: info@cokhinangluong.com
MS Thuế      : 0600297306
Tài Khoản    : 3205211000316 – Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định.
Đại Diện      : Trịnh Văn Lượng                 -  Chức vụ: Giám đốc
CHẤT LƯỢNG – GIẢI THƯỞNG
→ LIÊN HỆ
GIỚI THIỆU

Công ty TNHH cơ khí NĂNG LƯỢNG

Công ty TNHH cơ khí NĂNG LƯỢNG thành lập theo QĐ 070200225 ngày 22/01/2000 do Sở KH Đầu tư tỉnh Nam Định cấp.

Tiền thân là Doanh nghiệp cơ khí NĂNG LƯỢNG THANH HOA đã nhiều năm sản xuất hàng cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải.
Công ty TNHH cơ khí NĂNG LƯỢNG - Kiên Lao, Xuân Kiên, Xuân Trường, Nam Định
Sản phẩm của công ty:
Máy nông nghiệp: Máy tuốt lúa, máy cày bừa…
Máy Xây Dựng: Máy trộn bê tông (quả lê, nghiêng, cưỡng bức, tự hành),trộn vữa đa năng, tời các loại
Máy chế biến lâm sản: Máy cưa vanh đứng, máy cưa bào đục cuốn đa năng, máy lọng….
Các sản phẩm khác như: trục láp, chân vịt và trục, quạt lò công nghiệp.
Với nhiều năm làm nghề cơ khí truyền thống trong làng nghề cơ khí Kiên Lao. Công ty chúng tôi đã không ngừng đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc và đặc biệt quan tâm đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao để làm ra sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Với những cố gắng đó công ty đã vinh dự được bộ công nghiệp trao tặng huy chương vàng hàng Việt Nam chất lượng cao cúp vàng hội chợ công nghiệp Việt Nam. Bản thân giám đốc Trịnh Năng Lượng được thưởng danh hiệu bàn tay vàng và nghệ nhân tài hoa.
Trong nền kinh tế thị trường và cạnh tranh quyết liệt giữa các sản phẩm sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Sản phẩm của công ty chúng tôi đã luôn được khách hàng tin dùng. Sản phẩm của chúng tôi được cung cấp rộng rãi trên thị trường cả nước qua các đại lý bán hàng và phục vụ đến tận nơi quý khách có nhu cầu.
Công ty chúng tôi rất mong được sự cộng tác giúp đỡ của các tổ chức cá nhân và luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách tốt nhất. FlashFlash
Thay mặt công ty, xin kính chúc Quý khách hàng An Khang Thịnh Vượng!

Giám đốc
Trịnh Năng Lượng

Máy chế biến gỗ Cơ Khí Năng Lượng

Máy Chế Biến Gỗ:

Máy bào cuốn đa năng
Cua, bào, cuốn gầm, cuốn nẹp phào chỉ, bàn đục
Máy đục mộng vuông đứng
Máy đục mộng vuông loại nhỏ (ngồi)
Máy cưa vanh đứng (lọng) bánh đà 500 - 600 - 700
Máy phay trục đứng bàn trượt ( tubi, huỳnh, bổ mộng)
Máy chuốt tròn (rút - tiện con song)
Máy lọng lỗ (lọng hoa) kiểu Đài Loan
Máy phay mộng liên hoàn 4 - 5 động cơ



-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG
Địa chỉ       : Đường 32, Xuân Kiên, Xuân Trường, Nam Định
Điện Thoại   : 0350 3885433                   -      fax: 0350 3761433
Website: http://cokhinangluong.com      -         Email: info@cokhinangluong.com
MS Thuế      : 0600297306
Tài Khoản    : 3205211000316 - Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định.
Đại Diện      : Trịnh Văn Lượng                 -  Chức vụ: Giám đốc
CHẤT LƯỢNG - GIẢI THƯỞNG
→ LIÊN HỆ
GIỚI THIỆU

Công ty TNHH cơ khí NĂNG LƯỢNG

Công ty TNHH cơ khí NĂNG LƯỢNG thành lập theo QĐ 070200225 ngày 22/01/2000 do Sở KH Đầu tư tỉnh Nam Định cấp.

Tiền thân là Doanh nghiệp cơ khí NĂNG LƯỢNG THANH HOA đã nhiều năm sản xuất hàng cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải.
Công ty TNHH cơ khí NĂNG LƯỢNG - Kiên Lao, Xuân Kiên, Xuân Trường, Nam Định
Sản phẩm của công ty:
Máy nông nghiệp: Máy tuốt lúa, máy cày bừa...
Máy Xây Dựng: Máy trộn bê tông (quả lê, nghiêng, cưỡng bức, tự hành),trộn vữa đa năng, tời các loại
Máy chế biến lâm sản: Máy cưa vanh đứng, máy cưa bào đục cuốn đa năng, máy lọng....
Các sản phẩm khác như: trục láp, chân vịt và trục, quạt lò công nghiệp.
Với nhiều năm làm nghề cơ khí truyền thống trong làng nghề cơ khí Kiên Lao. Công ty chúng tôi đã không ngừng đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc và đặc biệt quan tâm đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao để làm ra sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Với những cố gắng đó công ty đã vinh dự được bộ công nghiệp trao tặng huy chương vàng hàng Việt Nam chất lượng cao cúp vàng hội chợ công nghiệp Việt Nam. Bản thân giám đốc Trịnh Năng Lượng được thưởng danh hiệu bàn tay vàng và nghệ nhân tài hoa.
Trong nền kinh tế thị trường và cạnh tranh quyết liệt giữa các sản phẩm sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Sản phẩm của công ty chúng tôi đã luôn được khách hàng tin dùng. Sản phẩm của chúng tôi được cung cấp rộng rãi trên thị trường cả nước qua các đại lý bán hàng và phục vụ đến tận nơi quý khách có nhu cầu.
Công ty chúng tôi rất mong được sự cộng tác giúp đỡ của các tổ chức cá nhân và luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách tốt nhất. FlashFlash
Thay mặt công ty, xin kính chúc Quý khách hàng An Khang Thịnh Vượng!

Giám đốc
Trịnh Năng Lượng

--------------------------------------------------------------------------------------------------