Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Xe siêu tiết kiệm năng lượng thế hệ mới

Hãng Edison2, trụ sở tại Virginia (Mỹ), vừa công bố phiên bản mới nhất của xe siêu tiết kiệm năng lượng VLC.

Nhà vô địch giải ô tô X-Prize trị giá 10 triệu USD đã trình làng nguyên mẫu xe VLC thế hệ mới, với thiết kế không khác gì xe của tương lai.

Chiếc VLC đầu tiên đã giành chiến thắng trong cuộc đua tài sau khi thể hiện khả năng chạy được 54,8km trên mỗi lít xăng, nhờ vào phần thân được kết cấu theo kiểu khí động lực và giới hạn trọng lượng xe ở mức dưới 450kg.

xevlc
Cận cảnh chiếc xe cải tiến có khả năng tiêu tốn rất ít nhiên liệu - (Ảnh: Edison2)

Điều này có nghĩa là một cỗ máy một xy lanh 250cc cũng đủ để chạy VLC, giống như trường hợp xe máy.

Một phiên bản xe điện sau đó đã giảm mạnh mức tiêu hao nhiên liệu, xuống còn 150km/lít.

Dòng xe mới có bề ngoài bắt mắt, với khung xe làm bằng nhôm thay vì thép, được trang bị đèn và kính, nội thất 4 chỗ ngồi.

Một trong những đặc điểm phát kiến chủ chốt của VLC thế hệ mới là hệ thống giảm xóc bên trong bánh xe, giúp cắt bớt trọng lượng của chiếc xe.

Edison2 chưa công bố kế hoạch sản xuất, nhưng từng úp mở về khả năng bán ra thị trường với giá khoảng 20.000 USD.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Đà Nẵng: Khởi công xây dựng “thung lũng Silicon”

Khu CNTT Đà Nẵng theo mô hình Thung lũng Silicon

Khu CNTT Đà Nẵng theo mô hình Thung lũng Silicon

Ngày 06/4/2013, UBND thành phố Đà Nẵng và Tập đoàn Rocky Lai & Associates, Inc. đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Khu công nghệ thông tin Đà Nẵng (DITP) tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang. Dự án này hứa hẹn sẽ mang lại cơ sở hạ tầng hiện đại theo đúng chuẩn mực quốc tế và tạo ra động lực phát triển cho khu vực.

Khu CNTT Đà Nẵng theo mô hình Thung lũng Silicon

Lễ Khởi công xây dựng Khu công nghệ thông tin Đà Nẵng. Ảnh VGP/Hồng Hạnh

Khu CNTT Đà Nẵng được xây dựng trên tổng diện tích 341 ha theo mô hình Thung lũng Silicon ở Hoa Kỳ và triển khai trong 2 giai đoạn: giai đoạn I (2013-2017) sẽ thi công 131 ha với tổng đầu tư 82 triệu USD và giai đoạn II (2017-2023) tiếp tục triển khai 210 ha còn lại với tổng đầu tư 196 triệu USD.

Được biết, trong giai đoạn I, Tập đoàn Rocky Lai & Associates, Inc. sẽ tiến hành san lắp mặt bằng, xây dựng công trình giao thông; công trình công cộng; toà nhà hành chính (nhà điều hành của ban quản lý dự án, ngân hàng, văn phòng đại diện); toà nhà IT; trung tâm đào tạo chuyên ngành (giúp đáp ứng được nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các công ty quốc tế)…

Dự kiến trong 10 năm, từ Khu CNTT này sẽ hình thành một đô thị vệ tinh của thành phố Đà Nẵng với doanh thu 3 tỷ USD/năm, thu hút khoảng 100 doanh nghiệp lớn và nhỏ; tạo việc làm cho hơn 25.000 lao động. Các nhà quản lý kỳ vọng, thành công của dự án không chỉ đánh thức tiềm năng vùng đất phía tây bắc Đà Nẵng, mà còn góp phần xây dựng địa phương trở thành Thành phố Công nghệ cao–Công nghệ sạch.

Trong lễ khởi công, phía nhà đầu tư đã cam kết trách nhiệm mời gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Hoa Kỳ, châu Âu và các nước khác trên thế giới thuê lại đất để tổ chức sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ thông tin để dần hình thành khu đô thị-công nghiệp công nghệ cao theo mô hình của Thung lũng Silicon.

Tại buổi lễ, Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son phát biểu: Với các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nhân lực, công nghệ và ưu đãi đầu tư, Khu CNTT Đà Nẵng sẽ giúp các doanh nghiệp tập trung các nguồn lực ở mức cao nhất cho nghiên cứu phát triển và thương mại hóa các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn.

Đây sẽ là một địa điểm thu hút đầu tư mới của Đà Nẵng, góp phần phát triển đội ngũ lao động trình độ cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặt cột mốc mới trên lộ trình xây dựng và phát triển nền công nghiệp CNTT của Đà Nẵng. Qua đó góp phần quan trọng đưa Đà Nẵng trở thành Thành phố đầu tàu, động lực của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Nguồn: http://cokhinangluong.com/news/ban-tin-noi-bo/da-nang-khoi-cong-xay-dung-thung-lung-silicon-98/

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Tổng quan về công nghệ Tuabin hơi TC2F40 của Tập đoàn Mitsubishi

Tuabin hơi TC2F40 (50Hz, 3.000rpm) là loại 2 xylanh hàng dọc, tái sấy ngưng hơi đơn và thoát hơi theo 2 hướng do MHI thiết kế, chế tạo và lắp đặt lần đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2001 thông qua dự án Nhà máy nhiệt điện Chu trình hỗn hợp Phú Mỹ 1. Được đánh giá là tổ máy vận hành ổn định, có độ tin cậy và hiệu suất cao, TC2F40 có công suất thiết kế 390MW ở cấu hình 3-3-1 (3GTs, 3HRSGs, 1ST), vận hành nhiên liệu gas với nhiệt độ môi trường là 32o và nhiệt độ nước làm mát đầu vào bình ngưng là 30 độ C.

tuabinhoi

Các tầng cánh tuabin được thiết kế ở dạng phản lực (reaction), trong đó tuabin cao áp (HP) là 14 tầng, tuabin trung áp (IP) là 11 tầng, tuabin hạ áp (LP) là 10 tầng - 5 tầng mỗi hướng và tầng cánh cuối có chiều dài lên đến 40in.

Hoạt động theo nguyên lý: hơi siêu nhiệt cao áp qua 2 bộ van chặn (HP Stop valve) và van điều khiển (HP Control valve) được điều khiển và kiểm soát bởi hệ thống DEHC (Digital Electro Hydraulic Control) theo đường ống hơi vào tuabin cao áp, dòng hơi đi qua các tầng cánh phản lực sinh công làm quay tuabin, sau đó theo đường thoát trở về lò thu hồi nhiệt để gia nhiệt trở lại và nhập cùng đường hơi siêu nhiệt trung áp đi tiếp đến tuabin trung áp.

Tương tự, hơi siêu nhiệt IP qua 2 bộ van (Stop & Control) theo đường ống hơi vào tuabin trung áp, dòng hơi đi qua các tầng cánh phản lực sinh công làm quay tuabin sau đó theo đường thoát (corossover pipe) đi vào tuabin hạ áp.

Hơi siêu nhiệt LP cũng qua 2 bộ van (Stop & Control) theo đường ống hơi nhập cùng với hơi thoát tuabin trung áp qua corossover pipe đi vào giữa tuabin hạ áp, dòng hơi tỏa ra 2 hướng đi qua các tầng cánh phản lực sinh công và thoát xuống bình ngưng.

Sử dụng nhiệt năng thải ra từ tuabin khí để gia nhiệt nước Demin ở Lò thu hồi nhiệt đến trạng thái hơi siêu nhiệt đưa vào tuabin hơi sinh công, làm quay tuabin kéo theo máy phát ở tốc độ định mức 3.000 vòng/ phút để sản sinh ra điện năng mà không phải tốn chi phí nhiên liệu đầu vào đã chứng minh lợi ích kinh tế kỹ thuật mang lại khi đầu tư xây dựng Nhà máy điện CTHH Phú Mỹ 1.

Từ khi đưa vào vận hành thương mại đến nay, tổ máy tuabin hơi TC2F40 đã phát huy hiệu quả cao trong sản xuất, số giờ vận hành bình quân hàng năm đạt trên 7.000 giờ vận hành an toàn, sản lượng tích lũy đến ngày 31/10/2012 đạt khoảng 50 tỷ kWh, do đó là một trong những tổ máy đóng góp sản lượng đáng kể cho Hệ thống điện Quốc gia nói chung và cho Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ nói riêng, góp phần giữ vững an ninh năng lượng trên Hệ thống.

Sơ đồ công nghệ Nhà máy điên CTHH Phú Mỹ 1:

tuabinhoi1

(theo: nangluongvietnam)

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Nông dân "quèn" dùng điện thoại "cùi" điều khiển máy bơm

Xuất phát từ thực tế mỗi lần bơm tưới xoài, Toản phải mất công đi bộ cả cây số để đóng-mở nguồn điện, anh đã tự mình mày mò sáng chế, cải tiến ra bộ đóng mở nguồn điện độc đáo “có một không hai” chỉ bằng một cú "alô".

dieu-khien-may-bom-1

Từ sự vất vả trong lao động, Toản chế tạo ra bộ đóng-mở nguồn điện bằng điện thoại rất hữu ích.

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa khi chủ nhân sáng chế này là anh nông dân chỉ mới học hết lớp 6.

Chỉ cần "alô"

Lúc chúng tôi mới bước vào ngõ nhà anh nông dân Nguyễn Thái Toản (27 tuổi, xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, Đắc Nông) thì Toản “chân lấm tay bùn” chạy vội ra đón và nhanh chóng dẫn chúng tôi vào rẫy để “trình diễn” sáng chế “cực dị” của mình.

Toản bảo chúng tôi cầm ống nước đứng ngay chỗ cầu dao điện, còn cậu chạy xe máy lên đỉnh đồi, cách chỗ chúng tôi đứng khoảng 500m và gọi điện thoại cho ai đó. 

Lúc chúng tôi nghe tiếng nhạc chuông điện thoại chỗ cầu dao điện kêu thì bỗng nghe tiếng nước ộp oạp trong đường ống rồi nước phun ra xối xả và kỳ lạ là không có ai bật cầu dao. Sau đó Toản gọi thêm lần nữa thì nước ngừng chảy. 

Thấy chúng tôi “mắt tròn mắt dẹt” ngạc nhiên, Toản thò tay vào túi móc chiếc điện thoại cùi bắp ra và nói một cách khoái chí: “Tất cả ở trong đây nè”.

Dẫn chúng tôi đến chỗ đặt bộ thiết bị điều khiển, Toản kể chiếc điện thoại di động chỉ là một phận trong bộ điều khiển đóng-ngắt nguồn điện bằng điện thoại của anh. Theo Toản, bộ điều khiển bằng điện thoại mà anh sáng chế gồm có hai chiếc điện thoại, một bộ cảm biến ánh sáng và một động cơ quay để đóng-ngắt cầu dao. 

Bộ điều khiển đóng-ngắt điện bằng điện thoại hoạt động theo nguyên lý khi có cuộc gọi đến, chiếc điện thoại lắp chỗ cầu dao sẽ phát sáng, bộ phận cảm biến ánh sáng tiếp nhận và phát ra một luồng điện tác động lên động cơ quay làm đóng hoặc ngắt cầu dao điện.

Khi thấy chúng tôi phần nào hiểu về nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển, Toản tiếp tục “khoe” về những tính năng “ưu việt” của loại thiết bị này. Toản kể, bộ điều khiển hoạt động bằng sóng điện thoại nên thiết bị này có thể đóng-mở nguồn điện ở cự ly không giới hạn, miễn có sóng là có thể hoạt động. 

Cũng theo Toản, thiết bị đóng-mở nguồn điện bằng điện thoại ngoài đóng-ngắt nguồn điện chỉ bằng một cú alô, còn có khả năng phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môtơ bơm nước rất hiệu quả. “Máy bơm thông thường chỉ có môtơ, dây điện nên không an toàn, thường dễ chập điện, gây cháy nổ, còn thiết bị đóng-mở nguồn điện của mình có lắp thêm cầu dao an toàn nên có khả năng đóng=ngắt tự động khi gặp sự cố”- Toản giải thích.

Dẫn chúng tôi qua khu rẫy cạnh nhà, Toản kể hiện tại Toản sử dụng 2 bộ điều khiển đóng-mở nguồn điện bằng điện thoại. Ngoài thiết bị đóng-mở nguồn điện có gắn thiết bị cảm biến ánh sáng vừa “khoe”, Toản cho chúng tôi xem một bộ điều khiển đóng-mở nguồn điện khác. “Bộ thiết bị đóng-mở nguồn điện này cải tiến sau cùng, cũng dựa trên sóng điện thoại, chỉ thay thiết bị cảm biến ánh sáng bằng các mạch điện của chiếc đầu đĩa nghe nhạc. Khi có cuộc gọi đến, điện thoại gắn ở cầu dao sẽ phát ra nguồn điện tác động vào nút điều khiển trên đầu đĩa, làm quay động cơ để kích hoạt cầu dao điện”- Toản vừa cười vừa khoe bộ thiết bị điều khiển điện mới cải tiến.

Sáng tạo để đỡ vất vả

dieu-khien-may-bom-2

Chỉ cần alô, Toản có thể đóng-mở nguồn điện ở khoảng cách... không giới hạn, miễn bắt được sóng.

Toản cho biết - động lực để anh chế tạo ra bộ điều khiển điện độc đáo này cũng chỉ vì muốn đỡ vất vả trong công việc. Toản tâm sự, do nhà đông anh em nên Toản học hết lớp 6 rồi nghỉ, ở nhà phụ gia đình làm kinh tế. Nhà Toản trồng xoài, mỗi lần tưới phải đi bộ lên xuống dốc cả cây số để đóng-mở cầu dao rất vất vả, lại mất công, đó là chưa kể nhiều lần Toản bị trẹo chân, té ngã do nôn nóng chạy vội đóng cầu dao. Từ vất vả trong công việc, nhiều lần Toản nung nấu ý định sẽ chế tạo ra bộ điều khiển chỉ cần đứng một chỗ là có thể đóng-mở nguồn điện.

Ý định càng có cơ sở khi một lần ở nhà chơi với em, Toản theo dõi hoạt động của chiếc xe đồ chơi điều khiển của Trung Quốc và nhận thấy 2 bộ phận quan trọng làm xe chạy được là động cơ và bộ điều khiển cầm tay. Chính bộ điều khiển tác động vào động cơ bằng sóng radio làm xe chạy. Lúc này, trong đầu Toản nảy sinh ý nghĩ sẽ lắp bộ điều khiển cầm tay và động cơ vào cầu dao điện 1 pha để đóng-mở nguồn điện. 

Nghĩ thế, Toản đập heo đất, lấy hết tiền mua máy hàn, ốc vít về mày mò, chế tạo. Khi lắp xong, Toản cầm điều khiển chạy ra xa khoảng 50m rồi bắt đầu ấn. Một giây, hai giây, ba giây, đến giây thứ tư thì ống nước rung rung, nước phun trào bắn tung tóe khắp nơi trong sự sung sướng, hạnh phúc của chàng nông dân trẻ tuổi.

Sau khi chế tạo thiết bị đóng-mở nguồn điện thành công, Toản không hề thỏa mãn mà liên tục cải tiến. Toản nhận thấy các máy bơm đang lưu hành đều sử dụng điện 3 pha nên quyết định lắp bộ thiết bị điều khiển lên cầu dao điện ba pha, vẫn sử dụng sóng rađiô; sau đó lắp thêm ăngten để tăng phạm vi điều khiển của bộ thiết bị đóng-mở nguồn điện.

Sau thời gian ứng dụng thực tiễn, Toản nhận thấy bộ thiết bị đóng-mở nguồn điện có những điểm yếu là phạm vi điều khiển hẹp, sóng rađiô chập chờn, nhiều lúc ấn nút điều khiển nhưng cầu dao không đóng-mở, thiết bị cồng kềnh khó mang theo trên người nên anh nung nấu ý định nâng cấp. 

Đến năm 2011, lúc điện thoại di động đang sử dụng rộng rãi, Toản nhận thấy bộ điều khiển điện bằng điện thoại có thể giải quyết các nhược điểm của bộ thiết bị đóng-mở nguồn điện cũ nên bắt tay vào chế tạo. 2 tháng sau, Toản cho “ra lò” bộ điều khiển đóng-mở nguồn điện bằng điện thoại gồm 2 điện thoại, 1 bộ cảm biến ánh sáng, 1 động cơ quay nhỏ để đóng-ngắt cầu dao.

Đến năm 2012, khi bộ phận cảm biến ánh sáng trong bộ điều khiển nguồn điện bị hỏng, Toản lấy một một phần mạch điện trong chiếc đầu đĩa hư để lắp thay bộ phận cảm biến ánh sáng để cho ra bộ thiết bị điều khiển nguồn điện bằng điện thoại “phiên bản mới” đang được sử dụng như bây giờ.

Sáng chế hữu ích

Toản kể, vụ xoài năm ngoái gia đình thu được 700 triệu đồng, thuộc nhóm cao nhất xã. Toản bảo có nhiều yếu tố tạo nên kết quả này, trong đó có cả chiếc điện thoại di động với tính năng đóng-mở cầu dao máy bơm điện do anh chế tạo. Toản cũng cho biết, 1 bộ thiết bị đóng-mở nguồn điện bằng điện thoại nếu chế tạo phải mất khoảng 2,5 triệu động. Từ lúc sáng chế ra bộ điều khiển hữu dụng này, nhiều hàng xóm đến xem và đã “đặt hàng” Toản. 

Ông Phạm Đức Châu - Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Gằn - nhận xét: Sau khi nghe thông tin cháu Toản chế tạo ra bộ thiết bị đóng-mở nguồn điện, chúng tôi đã xuống tận nhà kiểm tra thì nhận thấy bộ thiết bị này rất hữu ích, nếu được đưa vào sử dụng sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bà con nông dân. Thế nhưng bộ thiết bị đóng-mở nguồn điện này được lắp ráp từ các thiết bị có sẵn nên giá thành hơi cao. Nếu cải tiến, tinh giản để hạ giá thành sẽ thiết thực hơn.

Được biết, ông Hoàng Công Thắng- Chủ tịch UBND huyện Đắk Mil- khi nghe tin Toản chế tạo bộ thiết bị điều khiển đóng-mở nguồn điện bằng điện thoại đã xuống tận nhà để “thực mục sở thị”. Ông Thắng cũng hứa sẽ hỗ trợ kinh phí nếu bộ thiết bị này tiếp tục được cải tiến để đưa ra thị trường.

(theo: Laodong)

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Làm mát máy phát điện bằng khí Hydro

Tất cả các máy phát điện xoay chiều đều là những máy phát điện đồng bộ với những phần tử chủ yếu là stator (phần tĩnh), rotor (phần quay) và thiết bị kích thích, những hệ thống máy điện hoặc thiết bị cung cấp dòng điện một chiều vào cuộn dây rotor để kích thích máy điện đồng bộ.

lammatmayphatdien

Bản thân máy kích thích có thể trực tiếp gắn rotor của máy điện đồng bộ (những máy kích thích điện tử dòng điện một chiều hoặc xoay chiều, nhờ chúng tạo ra được các hệ thống kích thích độc lập, các máy kích thích không có chổi than). Những hệ thống tự kích thích với các bộ biến đổi kiểu ion hoặc bán dẫn có điều khiển nhận được nguồn cung cấp từ cuộn dây chính hoặc phụ của stator.

Khi dòng điện đi qua các dây dẫn và có sự hiện hữu của từ thông xoay chiều, trong lõi thép sẽ phát sinh những tổn thất làm nóng máy. Để làm mát máy cần có thiết bị quạt gió cưỡng bức bởi vì hiệu quả làm mát tự nhiên không đủ.

Các máy phát điện tuabin hơi căn cứ theo phương pháp làm mát được phân chia thành các máy làm mát bằng không khí, khí hydro và chất lỏng (nước, dầu) hoặc kết hợp.

Việc nâng cao công suất máy phát điện ban đầu được thực hiện bằng cách tăng kích thước. Điều đó đã tiếp tục cho đến khi các tải cơ học của các phần tử khác nhau trên rotor (đai, nêm chèn…) đạt các trị số giới hạn. Việc tiếp tục tăng công suất máy phát điện được thực hiện chủ yếu nhờ nâng cao mật độ dòng điện trong các cuộn dây và tăng cường làm mát. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng công suất thì các tổn thất về quạt gió và ma sát giữa rotor với không khí tăng mạnh, vì vậy cần phải chuyển sang làm mát trực tiếp các cuộn dây và lõi thép của máy phát điện.

Ưu việt của việc làm mát bằng khí hydro: nhờ tỷ trọng của hydro nhỏ hơn gần 10 lần so với không khí, độ dẫn nhiệt cao gấp 7 lần không khí. Việc sử dụng hydro làm mát cho phép tăng công suất máy phát điện thêm 35 - 40% so với làm mát bằng không khí (kích thước máy phát điện như nhau), tăng hiệu suất thêm 1% trở lên, tăng tuổi thọ của máy. Thí dụ đối với máy phát điện công suất 100 MW, 3.000 vòng/ phút khi làm mát bằng hydro tăng thêm hiệu suất 1,2%; với máy phát điện làm mát bằng không khí công suất 200 MW, tổn thất thông gió là 1.195 kW, còn khi làm mát bằng hydro chỉ còn dưới 140 kW.

Những thử nghiệm ứng dụng làm mát bằng hydro cho các máy phát điện đã được thực hiện lần đầu tại Mỹ vào năm 1923. Sau đó hệ thống làm mát bằng hydro đã được thử nghiệm trên hàng loạt các máy phát điện và máy bù đồng bộ công suất lớn và chỉ từ năm 1936 – 1938 ở Mỹ mới bắt đầu chế tạo những máy phát điện tuabin hơi công suất lớn hàng trăm MW với các hệ thống làm mát bằng hydro.

Trong các máy phát điện với hệ thống làm mát bằng hydro khoang bên trong được làm kín cách ly với môi trường bên ngoài nên hầu như không có oxy trong đó. Trong điều kiện đó máy phát điện không cần trang bị thiết bị chống cháy (vì hydro không duy trì sự cháy).

Các máy phát điện làm mát bằng hydro được thiết kế với áp suất hydro khác nhau: 3; 3,5; 4 kG/cm2. Khi áp suất hydro trong thân máy giảm thì công suất của máy phát giảm đáng kể. Thí dụ máy phát điện công suất 320 MW được thiết kế với áp suất dư của hydro 3,5 kG/cm2 thì khi áp suất đó giảm xuống 3 kG/cm2 công suất của máy phát điện chỉ còn 87% công suất định mức; khi áp suất 2,5 kG/cm2 – 73%; khi áp suất 2,0 kG/cm2 – 60% và khi áp suất 1,5 kG/cm2 chỉ còn 47% công suất định mức.

Việc duy trì độ tinh khiết của hydro là rất quan trọng xuất phát từ các quan điểm an toàn phòng nổ cũng như hiệu suất của máy phát điện. Thí dụ đối với máy phát điện làm mát trực tiếp rotor bằng hydro, sự giảm độ tinh khiết của hydro từ 98 xuống 93% gây ra sự tăng tổn thất quạt khí khoảng 1,5 lần, dẫn đến giảm hiệu suất máy phát điện khoảng 1,5 lần.

Độ ẩm của hydro tăng cao ảnh hưởng xấu tới trạng thái cách điện và độ bền cơ của các đai rotor, tạo ra sự ăn mòn lõi thép… vì vậy cần phải duy trì độ ẩm của hydro trong thân máy không vượt quá 12 – 13 g/m3 với các trị số vận hành về áp suất và nhiệt độ của khí hydro lạnh, tức làm ứng với 30 – 40% độ ẩm tương đối.

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, ở Liên Xô các máy phát điện có công suất 50MW trở lên được trang bị hệ thống làm mát bằng hydro. Nhưng ở các nước khác, các hệ thống làm mát bằng hydro chỉ sử dụng cho các máy phát điện công suất từ 300 MW trở lên, còn dưới 300 MW được làm mát bằng không khí.

Những máy phát điện công suất đơn vị từ 300MW đến 1.200 MW (thậm chí tới 1.500MW) có hệ thống làm mát riêng cho stator (bằng nước cất đi trong dây dẫn rỗng của stator) và làm mát bằng hydro cho rotor.

(theo: nangluongvietnam)

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Thực hư Robot của Chủ tịch FPT

Những người quan tâm tới công nghệ hẳn không xa lạ gì với hình ảnh chú robot mà Chủ tịch FPT, ông Trương Gia Bình “khoe” tại Đại hội Cổ đông thường niên 2013 của FPT hôm 6/4 vừa qua. Đó chính là NAO, Robot được nghiên cứu và phát triển bởi Aldebaran Robotics.

robot-1

Dự án phát triển robot NAO được bắt đầu từ năm 2004, và tới nay nó đã trở nên nổi tiếng khi là robot chính thức tham gự giải bóng đá robot thế giới. Với khả năng cử động chính xách và thông minh, các robot NAO có thể đi lại, nhảy, đá bóng, cũng như tích hợp các công nghệ thông minh khác như nhận diện, nói chuyện…

NAO cao 58 cm và nặng 4,3 kg, mang theo pin có khả năng hoạt động liên tục trong vòng 90 phút trong điều kiện thông thường và 60 phút nếu hoạt động liên tục. NAO sử dụng bộ vi xử lý Intel Atom tốc độ 1,6 GHz.

Với việc đổi tên robot NAO thành Smartoshin, ông Trương Gia Bình phát biểu: “FPT đã nâng cấp robot Nao trở thành Smartoshin. Đây là người máy điện toán đám mây đầu tiên trên thế giới, thể hiện chiến lược của FPT về xu hướng dịch chuyển công nghệ trong 20 năm tới”.

Ông Trương Gia Bình cũng đưa ra hàng loạt những ứng dụng tương lai của robot này, như ứng dụng vào kinh tế, giáo dục, y tế, hay thậm chí điều khiển giao thông.

(theo: Tienphong)

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Sự phát triển và những thách thức của trung tâm gia công CNC 5 trục Đài Loan

gia công CNC 5 trục

gia công CNC 5 trục

Với sản lượng sản xuất hàng năm đạt 151,3 tỷ Đài tệ (tương đương 5 tỷ đô la Mỹ), Đài Loan đang là nhà sản xuất máy công cụ lớn thứ 4 trên thế giới. Một phần ba trong số đó, khoảng 54,3 tỷ Đài tệ (tương đương 1,6 tỷ đô la Mỹ) là giá trị sản lượng của sản phẩm máy trung tâm gia công. Rõ ràng, trung tâm gia công đang là sản phẩm tiêu chuẩn trong lĩnh vực máy công cụ Đài Loan. Sự phát triển kỹ thuật và doanh số bán hàng của các trung tâm gia công Đài Loan là chỉ số hiệu suất quan trọng của ngành công nghiệp công nghệ cao.

Năm 2011, doanh số xuất khẩu của dòng sản phẩm trung tâm gia công đã vượt qua mức sản lượng cao của năm 2008 trước thời điểm khủng hoảng kinh tế diễn ra. Tuy nhiên, tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã gây ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh đầy hứa hẹn năm 2012 và lượng tiêu thụ dự kiến sẽ giảm.
Biểu đồ sản lượng xuất khẩu của các trung tâm gia công Đài Loan từ năm 2006- 2011.
Biểu đồ sản lượng xuất khẩu của các trung tâm gia công Đài Loan từ năm 2006- 2011.
Trong những năm gần đây, thị trường Trung tâm gia công đứng của Đài Loan (với tốc độ trục chính loại 6.000 - 8.000 vòng/phút) đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ Trung Quốc; do được cải tiến liên tục cả về chất lượng và kiểu dáng của các nhà sản xuất đến từ Đại Lục. Lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của máy móc Đài Loan đang dần thu hẹp lại đáng kể. Tuy nhiên,mặt tích cực của cạnh tranh là đã buộc các nhà chế tạo máy Đài Loan hướng tới các sản phẩm cao cấp như máy có tốc độ trục chính cao, máy kiểu trụ đôi kích thước nhỏ hay các trung tâm gia công trụ đôi 5 mặt /5 trục cỡ lớn.
Dễ thấy một số công nghệ tiêu biểu được ứng dụng Trung tâm gia công 5 trục của Đài Loan gần đầy như sau:
Công nghệ trục chính cao tốc
Ngày nay, chất lượng và hiệu suất của trục chính sản xuất tại Đài Loan, loại dưới 18.000 hay 20.000 rpm, đã đạt tới mức độ hoàn thiện, nhưng đối với loại trên 20.000 hoặc 24.000 rpm thì thị trường vẫn bị chi phối bởi các nhà cung cấp châu Âu. Những thách thức kỹ thuật trong việc sản xuất trục chính tốc độ cực nhanh bao gồm những nghiên cứu lý thuyết cũng như thực tiễn trong kỹ thuật luyện kim, thiết kế kết cấu, quá trình gia công và bôi trơn…Những đột phá công nghệ của các nhà sản xuất trục chính và các nhà chế tạo máy công cụ hàng đầu Đài Loan có thể xuất hiện trong tương lai không xa. 

Công nghệ 5 trục
Bốn kiểu cơ cấu 5 trục thường xuất hiện trong các trung tâm gia công của Đài Loan bao gồm:
1. Máy 3 trục bổ sung Bàn xoay và nghiêng 2 chiều
2. Máy 3 trục tích hợp ụ trục chính xoay và nghiêng.
3. Tích hợp trụ chính xoay, kết hợp với một bàn xoay ghép liền hoặc độc lập.
4. Bàn xoay và nghiêng 2 chiều tích hợp được điều khiển bằng động cơ quán tính thấp.
Đối với các nhà sản xuất máy công cụ Đài Loan, công nghệ bàn quay và nghiêng tích hợp được điều khiển bằng động cơ quán tính thấp đang ngày càng trở nên đáng tin cậy và cạnh tranh hơn. Hiện nay, các thị trường chính cho máy năm trục là Mỹ và châu Âu. Công nghệ bàn xoay này là không chỉ là chìa khóa công nghệ quan trọng cho các nhà sản xuất Đài Loan mà còn là giải pháp đa dạng hóa mang lại các giá trị gia tăng của máy móc Đài Loan.
Tuy nhiên, một trong những giới hạn trong công nghệ 5 trục của Đài Loan là hệ điều khiển CNC vẫn chủ yếu được cung cấp  từ hãng điều khiển của Nhật Bản hoặc Đức.
Ngoài ra, về mặt thủ tục xuất khẩu các mặt hàng chiến lược, công nghệ cao, các nhà sản xuất máy Đài Loan vẫn cần phải xin giấy phép của chính phủ trước trước khi xuất khẩu các trung tâm gia công  5 trục và điều này có thể là một rào cản thương mại cho doanh nghiệp chế tạo máy Đài Loan khi bán hàng ra thị trường quốc tế.
Xem thêm: Việt Nam hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo máy phay CNC 3 trục thương mại (07/01/2013)

 

Nguôn: http://cokhinangluong.com/news/tin-tuc/su-phat-trien-va-nhung-thach-thuc-cua-trung-tam-gia-cong-cnc-5-truc-dai-loan-97/

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Nhân lực Khoa học - Công nghệ: Vẫn loay hoay tìm lời giải

Nhân lực Khoa học - Công nghệ: Vẫn loay hoay tìm lời giải

medium_eyf1365125068

Các nhà khoa học trẻ của Trung tâm Sinh học thực nghiệm, Viện Ứng dụng công nghệ (Bộ Khoa học và Côn

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng nhìn chung khoa học - công nghệ của nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, tụt hậu khá xa so với thế giới và khu vực. Theo các chuyên gia, một phần nguyên nhân là do chúng ta thiếu cán bộ giỏi và các "tổng công trình sư". Đặc biệt, sự thiếu hụt đội ngũ kế cận đang ở mức báo động.

Chưa đáp ứng yêu cầu

Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), đến cuối năm 2010 cả nước có 1.513 tổ chức KH&CN, trong đó có 1.001 tổ chức ở trung ương và 512 tổ chức tại địa phương. Số người làm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có 60.543 người, phân bổ theo 5 lĩnh vực: Khoa học xã hội và nhân văn; khoa học tự nhiên; khoa học nông nghiệp; khoa học y - dược và khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Như vậy, số tổ chức KH&CN cũng như đội ngũ nghiên cứu khoa học đã có sự tăng trưởng đáng ghi nhận. So với năm 1996, số tổ chức KH&CN đã tăng gấp gần ba lần; nhân lực KH&CN cũng tăng gấp ba lần. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của đội ngũ nói trên được đánh giá là chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cũng thừa nhận: "Bên cạnh những hạn chế như chất lượng nhân lực vẫn còn thấp, lại phân bố chưa hợp lý về cơ cấu ngành nghề, công tác quy hoạch phát triển nhân lực trình độ cao chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện còn rời rạc. Công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực còn rất yếu kém. Sự kết hợp với chỉ đạo giữa các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chưa chủ động cũng là một trong những "rào cản" cho nền khoa học "cất cánh".

Gần 10 năm qua, Viện Toán học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam rất khó khăn để tuyển những người xuất sắc vì còn thiếu cơ chế, chưa có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đội ngũ này - Phó Viện trưởng Viện Toán học Phùng Hồ Hải cho biết.

Cũng theo lãnh đạo Viện Toán học, thách thức lớn nhất đối với các nhà khoa học Việt Nam là đội ngũ làm khoa học có trình độ ngày càng ít dần, không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Hiện nay, giới trẻ không muốn theo đuổi sự nghiệp khoa học vì không nhìn thấy tương lai phát triển và ổn định cuộc sống. Vấn đề ở đây không chỉ là chế độ đãi ngộ mà còn là hệ thống của chúng ta đang còn mang nặng tính hành chính, không theo thông lệ quốc tế.

Đi tìm lời giải

Điều đáng nói là, theo các chuyên gia, đội ngũ cán bộ KH&CN hiện không chỉ thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, thiếu các "tổng công trình sư", mà còn thiếu cả các cán bộ trẻ có trình độ cao.

PGS.TS. Mai Quỳnh Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng: "Ngành khoa học xã hội đang đứng trước nguy cơ thụt lùi về trình độ nhân lực, đang xảy ra tình trạng lớp kế cận chưa theo kịp về trình độ lớp đi trước. Cơ chế đang làm khó các nhà khoa học, chưa khơi dậy được niềm đam mê của họ với nghiên cứu. Vì vậy cần phải xây dựng quỹ đầu tư mạo hiểm trong nghiên cứu khoa học, nếu không khoa học rất khó phát triển".

Theo Viện trưởng Viện Toán học Ngô Việt Trung, để giới trẻ chọn con đường khoa học, Nhà nước phải có chính sách đãi ngộ bảo đảm cho cán bộ khoa học có nguồn thu nhập ổn định. Theo ông, đề án đào tạo, thu hút và sử dụng nhân lực KH&CN cao giai đoạn 2012-2020 vẫn chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển lâu dài và bền vững của cả nền khoa học. Để đào tạo nguồn nhân lực lâu dài cần phải có chương trình đào tạo cán bộ trẻ ở nước ngoài bằng kinh phí nhà nước cho các viện nghiên cứu.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, việc thu hút cán bộ trẻ vào hoạt động nghiên cứu KH&CN là một định hướng của Bộ trong thời gian qua. Để thực hiện điều này, Bộ đã hình thành một chương trình nghiên cứu các nhiệm vụ KH&CN tiềm năng dành cho những người trẻ tuổi. "Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế" cũng là bước tiến mới trong sự đổi mới về cơ chế đầu tư, tài chính và chính sách với cán bộ KH&CN. Song vấn đề được kỳ vọng hơn cả là các giải pháp khả thi được thực hiện quyết liệt, tới cùng nhằm giải phóng sức sáng tạo cho các nhà khoa học, tạo động lực cho KH&CN phát triển.

Nguồn tin: Hà nội mới

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Khơi thông “điểm nghẽn” công nghiệp hỗ trợ yếu kém

Sự yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ được coi là một “điểm nghẽn” lớn chặn dòng FDI chảy vào Việt Nam.

khoi-thong-diem-nghen-cong-nghiep-ho-tro-yeu-kem

Quyết định 12 vẫn… “trên giấy”

Năm 2011, Quyết định 12/QĐ-TTg , ngày 22/2/2011 về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ về phát triển đã được ban hành. Tuy nhiên, các chuyên gia cho hay, tác dụng của Quyết định này vẫn chỉ “trên giấy”.

Đặc biệt, các chuyên gia kinh tế nhận định, các hỗ trợ ưu đãi cho doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ gần như không có gì mới so với ưu đãi cho doanh ngiệp nhỏ và vừa. Ngoại trừ Điều 14 quy định: “Chủ đầu tư xây dựng dự án theo các quy định hiện hành, trong đó đề xuất cụ thể các ưu đãi đặc biệt, gửi Hội đồng thẩm định dự án công nghiệp hỗ trợ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thuộc Danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên đã được phê duyệt trong Quyết định 1483”. Chính vì thế, việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực cong nghiệp hỗ trợ vẫn rất… “èo uột”.

Cộng với nhiều bất cập trong thu hút đầu tư

Điều đáng nói là vấn đề thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp trong nhiều năm qua hầu như chỉ tập trung vào các tập đoàn lớn, tạo nhiều việc làm, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp lớn. Đa số các tập đoàn lớn trong các ngành chế tạo là các doanh nghiệp lắp ráp, không tạo ra giá trị gia tăng rất ít trong sản phẩm, không có tác động lan tỏa cho doanh nghiệp nội địa. Trong khi các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ thường có quy mô nhỏ và vừa, có nhu cầu thuê diện tích sản xuất nhỏ lại gần như chưa được quan tâm khi thu hút đầu tư nước ngoài, cả ở tầm chính phủ trung ương lẫn địa phương.

Các dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ được Chính phủ Việt Nam ưu đãi và khuyến khích đầu tư vào Việt Nam thời gian qua, như Intel, Foxconn… hầu hết là sản xuất linh phụ kiện phục vụ 100% cho xuất khẩu. Nguyên vật liệu, linh phụ kiện đầu vào của các dự án này hầu hết cũng 100% nhập khẩu.

Chính sự yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ trong ngành sản xuất ô tô là trở lực cực lớn để phát triển ngành công nghiệp non trẻ này. Hiện Việt Nam có tới 50 doanh nghiệp lắp ráp ô tô nhưng chỉ có trên 60 doanh nghiệp cung cấp linh kiện, là quá thấp so với 385 doanh nghiệp ở Malaysia và 2.500 doanh nghiệp ở Thái Lan. Tỷ lệ nội địa hóa ngành ô tô ở Việt Nam chỉ đạt 5-10%.

Các nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ xuất khẩu nguyên vật liệu, linh kiện đầu vào ít có động cơ nội địa hóa, thường lựa chọn đầu tư vào Việt Nam để tận dụng thị trường lao động rẻ, các ưu đãi của Chính phủ về giá thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp…

Vì thế, mặc dù đây là các dự án có vốn đầu tư rất lớn, tạo nhiều việc làm, nhưng giá trị gia tăng của sản phẩm gần như không có, không giảm nhập siêu, không tạo ra các tác động lan tỏa sang các doanh nghiệp nội địa. Đây là các bất cập rất lớn trong các dự án thu hút đầu tư FDI vào công nghiệp hỗ trợ hiện nay.

Khắc phục cách nào?

Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng, Quyết định 12 được coi là lời tuyên bố chính thức đầu tiên của Chính phủ Việt Nam sự ủng hộ dành cho công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, Quyết định này được đánh giá là chưa đủ mạnh để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển. Điều mà nhiều người mong đợi là một văn bản pháp luật mang tính pháp lý cao hơn, với nhiều giải pháp thực tế hơn, thì đến nay chưa có.

Bởi vậy, ông Hoàng đề xuất, trong vòng quý II năm nay phải có văn bản thay thế Nghị định 12 thì mới có thể đón được dòng FDI vào công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là từ các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, muốn thu hút những nhà lắp ráp các sản phẩm công nghệ cao, nhất thiết cần phải có những doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất chi tiết, linh kiện ở trình độ công nghệ cao. Do vậy, Việt Nam phải thúc đẩy đổi mới công nghệ với phương án hợp lý, khai thác năng lực nghiên cứu tư vấn - thiết kế hiện có, hoàn thiện môi trường pháp lý cho công tác nghiên cứu, tạo dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển khoa học công nghệ.

Bên cạnh đó, cần tăng cường đào tạo lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, khuyến khích áp dụng mô hình đào tạo liên kết 3 nhà (Doanh nghiệp - Viện, trường- Nhà nước), để đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, kinh nghiệm từ Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia cho thấy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ hỗ trợ cần một mặt liên kết chặt chẽ với nhau, trao đổi thông tin, hỗ trợ nhau, mặt khác cùng nhau đề đạt với chính phủ những yêu cầu về hỗ trợ về mặt chính sách tạo điều kiện cải thiện môi trường hoạt động kinh doanh thực tế.

Chính sách hỗ trợ cần được xây dựng xuất phát từ doanh nghiệp, do doanh nghiệp đề đạt nên mới hiệu quả, chứ không phải là do các chuyên gia lập chính sách “vẽ” theo trí tưởng tượng, cũng không phải là “miếng bánh” để phân phát, mà là quá trình nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn, kích thích nỗ lực sáng tạo, giúp các doanh nghiệp phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của mình.

(theo: TTXVN)

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Doanh nghiệp cơ khí phải “thắng trên sân nhà”

Đó là nguyện vọng của cộng đồng DN cơ khí VN cũng như của các cơ quan quản lý chức năng thuộc lĩnh vực này đã được nêu ra tại Đại hội nhiệm kỳ III, Hiệp hội DN cơ khí VN, tổ chức ngày 20.3.2013 tại Hà Nội.

Gia công cơ khí

Gia công cơ khí

Trên sân nhà vẫn… thua đậm

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, năm 2011, doanh thu của ngành cơ khí đạt 202.429,8 tỉ đồng, đáp ứng khoảng 29% nhu cầu cơ khí toàn quốc. Năm 2012, sản lượng toàn ngành còn 25% nhu cầu (so với mục tiêu 40 - 45%).

Cũng trong thời điểm này, nhiều DN cơ khí trong nước đang lâm vào cảnh kiệt quệ. Theo Hiệp hội DN cơ khí VN (VAMI) cho biết: Do tồn kho sản phẩm cùng lãi vay ngân hàng cao, nhiều DN cơ khí vừa và nhỏ nếu không rơi vào cảnh phá sản hoặc cầm cự để tồn tại cho qua cơn bão tài chính, hàng chục nghìn công nhân cơ khí có tay nghề đang mất việc làm.

Nói về nguyên nhân của việc không hoàn thành mục tiêu phát triển của ngành cơ khí, Chủ tịch VAMI Nguyễn Văn Thụ cho biết: Sản phẩm của ngành cơ khí của VN hiện chủ yếu vẫn là hàng gia công, giá trị kinh tế thấp; công nghệ thiết bị lạc hậu.
Chưa hình thành một số ngành mũi nhọn đủ sức chế tạo toàn bộ dây chuyền thiết bị đồng bộ... Sau 10 năm thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí VN đến năm 2010, tầm nhìn 2020, trong số 24 dự án thuộc cơ khí trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt, mới chỉ thực hiện có 5 dự án.

Nói về sự “thua trên sân nhà” của ngành cơ khí VN, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho biết: 80% kim ngạch nhập khẩu mỗi năm của VN là máy móc thiết bị, hoặc nguyên phụ liệu để chế tạo máy móc, nhưng DN cơ khí của VN tham gia rất hạn chế, do sự bất cập của luật Đấu thầu đã gây sự bất lợi cho DN cơ khí trong nước, đẩy DN trong nước chỉ đủ sức trở thành nhà thầu phụ, làm thuê cho các nhà thầu nước ngoài. “Ách tắc của luật Đấu thầu chúng ta đều đã biết. Trước kiến nghị của các ngành, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch Đầu tư sửa từ 3 năm nay. Nhưng đến nay, những bất cập trong Luật Đấu thầu vẫn chưa được sửa, gây bất lợi cho DN cơ khí VN” - Thứ trưởng Quang khẳng định.

Sản xuất cơ khí - Công ty cơ khí Năng Lượng

Chỉ cần… cơ chế

Để ngành cơ khí “thắng trên sân nhà”, các DN đang cần tháo gỡ cơ chế. Đó là nguyện vọng của hầu hết các đại biểu tại Đại hội nhiệm kỳ III, Hiệp hội DN cơ khí VN. 8 vấn đề được các đại biểu kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, giúp cho ngành cơ khí giành lại thế mạnh trên thị trường nội địa. 

Đó là: Khẩn trương sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu để các DN cơ khí trong nước có nhiều cơ hội được tham gia các dự án tại VN bằng việc tăng tỉ lệ bắt buộc sử dụng vật tư, thiết bị công nghiệp do VN sản xuất đạt chất lượng trong hồ sơ thầu để hạn chế nhập khẩu, giành thị phần cho các nhà thầu VN, ngăn chặn việc sử dụng bừa bãi lao động nước ngoài; sử dụng các công cụ tài chính phù hợp để khuyến khích bà con nông dân sử dụng các máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp được chế tạo trong nước; có chính sách tạo vốn, chính sách thuế và thuế quan phù hợp cho ngành cơ khí; tạo hàng rào thuế quan với các sản phẩm cơ khí chế tạo mà trong nước đã sản xuất đạt chất lượng tương đương hặc tốt hơn sản phẩm nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước... 

Trước các đề xuất ưu đãi của các DN cơ khí, Thứ trưởng Lê Dương Quang cho biết: Chính sách ưu đãi của nhà nước sẽ càng ngày càng hạn chế. Ưu đãi ngành sẽ không còn, mà chuyển sang ưu đãi cho từng dự án. Các DN cơ khí của VN cần hướng vào vấn đề này để cạnh tranh và giành lấy các cơ hội chứng minh năng lực của ngành cơ khí VN trước các đối tác nước ngoài.
Còn nói về năng lực cạnh tranh của ngành cơ khí VN, Chủ tịch VAMI Nguyễn Văn Thụ khẳng định: “Thực tế hiện nay, một số DN cơ khí chế tại có thể cạnh tranh được với các Cty của Nhật, nhưng không cạnh tranh được với các sản phẩm chất lượng từ trung bình đến thấp của Trung Quốc nhập vào VN”. Đây là mấu chốt mà ngành cơ khí nội đang thua trên sân nhà.

(theo: Lao Động)

Xem thêm: 
 gành cơ khí chế tạo: Làm sao thoát kiếp gia công? (07/03/2013)

Tìm đầu ra cho ngành cơ khí Việt Nam

Giới thiệu công nghệ lò phản ứng hạt nhân tiên tiến ABWR

Theo VEN

Nhóm hợp tác ABWR (gồm Công ty Hitachi - GE Nuclear Energy và Công ty Toshiba) của Nhật Bản vừa tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ lò phản ứng hạt nhân tiên tiến ABWR.

ImageHandlerLarge
Công nghệ lò phản ứng hạt nhân ABWR

Đây là hội thảo giới thiệu công nghệ đầu tiên trong chuỗi bốn công nghệ gồm: ABWR, MPWR, AP 1000, ATME A1 sẽ được lần lượt giới thiệu tại 4 cuộc hội thảo do Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) phối hợp tổ chức để lựa chọn công nghệ lò phản ứng hạt nhân cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Theo đại diện của ABWR, công nghệ lò phản ứng ABWR là loại lò phản ứng nước nhẹ kiểu nước sôi thuộc thế hệ III+ tiên tiến. Lò đã được cấp phép xây dựng và vận hành ở Nhật Bản, Mỹ và Đài Loan, đáp ứng đầy đủ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế.
Đại diện METI cho biết: Chính sách của Nhật Bản về năng lượng hạt nhân sau sự cố Fukushima là tiếp tục triển khai các chương trình điện hạt nhân bằng việc tái khởi động nhà máy điện hạt nhân và xem xét điều chỉnh một số quy định liên quan đến an toàn để đạt tiêu chuẩn an toàn cao nhất trên thế giới. Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ toàn diện cho Việt Nam trong quá trình triển khai thực hiện chương trình điện hạt nhân, cụ thể Nhật Bản đang hỗ trợ Việt Nam thực hiện nghiên cứu tính khả thi của dự án (FS). Theo tiến độ, tháng 5 này, Công ty Điện hạt nhân Nhật Bản (JAPC) sẽ đưa ra các đánh giá khách quan dưới các góc độ về hiệu quả kinh tế. Dù công nghệ nào được chọn, Nhật Bản vẫn tiếp tục hợp tác cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong việc thực hiện dự án này, đại diện METI nhấn mạnh.
ABWR cho biết, hiện có 4 lò phản ứng dạng này đang hoạt động, 5 lò đang xây dựng, 14 lò đang có kế hoạch xây dựng để đi vào hoạt động từ đầu năm 2020. Đáng chú ý, với 2 lò phản ứng dạng ABWR đầu tiên đã đi vào vận hành 44 năm đến nay không xảy ra sự cố nào.
Theo thiết kế, lò ABWR sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn vận hành an toàn cao và các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường. ABWR áp dụng công nghệ xây dựng hiện đại nên rút ngắn được thời gian xây dựng nhà máy (37 tháng) trong phạm vi ngân sách có hạn. Đặc biệt, từ sau sự cố Fukushima và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý trên thế giới, cũng như của các chủ đầu tư, công nghệ lò ABWR đề xuất lần này sẽ áp dụng thêm các giải pháp đối phó với các biến cố từ bên ngoài, tăng cường hệ thống cấp nước và điện để đảm bảo khả năng làm mát.
Nhóm ABWR cũng đề xuất lộ trình đào tạo nguồn nhân lực vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân dài hạn cho phía Việt Nam. Theo đó, nhóm sẽ tiến hành nhiều chương trình đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân thông qua quá trình xây dựng và vận hành lò ABWR.
Được biết, từ năm 2006, ABWR đã tiến hành đào tạo nguồn nhân lực điện hạt nhân cho Việt Nam. Quy trình đào tạo được thực hiện tại các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Điện lực và các cơ quan khác. Tính đến nay đã có khoảng 350 người gồm sinh viên đại học, cao học, học bổng ngành hạt nhân được tuyển dụng làm nhân viên, thực tập hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực này./.
Tại hội thảo, ông Phạm Mạnh Thắng - Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương cho biết: Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án quan trọng quốc gia, bao gồm 2 nhà máy điện hạt nhân, 6 dự án thành phần và 2 đề án liên quan. Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ Công Thương đang chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các nhà thầu tư vấn hoàn tất lập hồ sơ phê duyệt địa điểm cho Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
Theo kế hoạch, cuối tháng 5/2013 sẽ hoàn thành hồ sơ phê duyệt địa điểm và FS cho Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, tháng 12/2013 tư vấn sẽ hoàn thành hồ sơ phê duyệt địa điểm và FS cho Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 để trình Hội đồng thẩm định Nhà nước và trình Thủ tướng xem xét phê duyệt.
Để chuẩn bị cho công tác thẩm định phê duyệt dự án đầu tư và báo cáo phê duyệt chọn địa điểm, Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước, giao Bộ Công Thương phối hợp chủ trì thẩm tra công nghệ, nhiên liệu, thẩm định hồ sơ phê duyệt.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Phát triển và ứng dụng KHCN: Động lực quan trọng để phát triển KT-XH

Chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 418/QĐ- TTg một lần nữa đã khẳng định rõ khoa học và công nghệ đóng vai trò chủ đạo, tạo bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

Đầu tư khoa học công nghệ các lĩnh vực còn hạn chế

Quá trình đổi mới đã khẳng định khoa học công nghệ thực sự là lực lượng sản xuất, là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH với tốc độ cao và bền vững. Các kết quả của hoạt động khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đóng góp tích cực và tăng trưởng của ngành nông nghiệp nước nhà. Đến nay, giá trị gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp đạt khoảng 35%; năng suất nhiều loại cây trồng vật nuôi gia tăng đáng kể, đạt mức tiên tiến so với thế giới như lúa, cà phê, cao su, hạt tiêu, cá tra… Nhiều công trình thủy lợi ứng dụng công nghệ mới đã được xây dựng, nhiều giống cây lâm nghiệp mới đã được chọn tạo phục vụ trồng rừng, nhiều nghiên cứu khoa học đã được xây dựng phục vụ cho quy hoạch, xây dựng chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, theo nhận định của đại diện của Bộ NN và PTNT thì đầu tư khoa học công nghệ trong nông nghiệp và phát triển nông thôn mặc dù có gia tăng nhưng vẫn còn thấp và xa so với các nước trong khu vực. Nguồn đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước, trong khi các nguồn đầu tư khác đặc biệt từ doanh nghiệp còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, tiềm lực khoa học công nghệ còn nhiều yếu kém, cơ sở hạ tầng nhiều tổ chức khoa học công nghệ lạc hậu, trang thiết bị thiếu hoặc không bộ…

Liên quan đến dịch vụ y tế, trong những năm qua, công nghệ y tế của nước ta đã định hướng khá rõ nét đối với kỹ thuật y học cơ bản, đạt được những thành tựu đáng kể. Ngày nay công nghệ là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm, thương hiệu và doanh thu. Tuy nhiên, đối với công nghệ y tế, công nghệ và người làm chủ công nghệ mặc dù cũng quyết định chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh tật, phòng bệnh… nhưng chưa mang lại doanh thu, bởi “sản phẩm” dịch vụ y tế là sản phẩm đặc biệt “phi lợi nhuận”. Như vậy yếu tố động lực phát triển công nghệ y tế sẽ không mạnh nếu như người mua dịch vụ y tế hoặc không được trả công cho người cung cấp dịch vụ một cách thỏa đáng. Khi nền kinh tế phát triển và hội nhập, nhu cầu khám, chữa bệnh sẽ ngày càng tăng, nhu cầu khám, chữa bệnh có chất lượng cao cũng gia tăng nhanh chóng, đã xuất hiện tình trạng cung không cân đối cầu do đó dẫn đến tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên, bệnh viện chuyên khoa, ra nước ngoài khám, chữa bệnh. Thực chất không phải vì chúng ta thua kém về công nghệ, kỹ thuật mà về khả năng cung cấp dịch vụ kỹ thuật cao bị hạn chế về số lượng cũng như cơ chế chi trả “thu bù chi” như hiện nay.

Trong lĩnh vực tài chính, Bộ Tài chính đã chủ động từng bước hoàn thiện các quy định về phân bổ ngân sách, xây dựng dự toán đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ… Nhiều chính sách ưu đãi mới về tài chính cho các cơ sở khoa học công nghệ đã được Bộ phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện như các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp được trích 10% thu nhập tính thuế hàng năm thành lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ; bảo đảm bố trí đủ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Tài chính, phương thức phân bổ ngân sách nhà nước cho các tổ chức khoa học công nghệ chưa gắn với các yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể về sản phẩm khoa học công nghệ cần thực hiện. Cơ chế tài chính hiện hành trong việc phân bổ kinh phí chi thường xuyên chưa gắn với các yêu cầu cụ thể. Việc ấn định phân bổ tỷ lệ 2% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm cho phát triển khoa học công nghệ đã dẫn đến tình trạng bố trí ngân sách hàng năm cho một số trường hợp không thực sự căn cứ theo hiệu quả hoạt động, năng lực, nhu cầu thực tế; triển khai Nghị định 115/2005/NĐ-CP về quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học công nghệ công lập còn chậm, thiếu sự kiên quyết trong việc phân loại các tổ chức khoa học và công nghệ…

Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ

Chiến lược phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2020 đặt một số mục tiêu cụ thể gồm: các thành tựu của khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn đóng góp 40% giá trị gia tăng nông nghiệp đến năm 2015; sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghẹ cao chiếm tỷ trọng 30% trong giá trị sản xuất của các sản phẩm chủ yếu đến năm 2015 và 50% đến năm 2020… Trong đó phát triển, hoàn thiện hệ thống tổ chức nghiên cứu nông nghiệp và phát triển nông thôn; phát triển nguồn nhân lực; đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ; tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt 0,3% GDP vào năm 2015 và 0,5% vào năm 2020…

Để thực hiện thành công định hướng nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ lĩnh vực y, dược trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, Bộ Y tế sẽ triển khai một số mục tiêu cụ thể, từ nay đến năm 2015, nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh; làm chủ được các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sản xuất các loại vaccine thế hệ mới bằng công nghệ đáp ứng nhu cầu phòng và điều trị các dịch bệnh nguy hiểm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng… trong giai đoạn từ năm 2016-2020. Theo Bộ Y tế thì hiện nay, các tổ chức khoa học và công nghệ y tễ vẫn chưa chuyển đổi kịp và khó chuyển đổi theo cơ chế thị trường, do vậy, đề nghị Chính phủ có cơ chế tăng đầu tư nguồn lực cho lĩnh vực y tế, đặc biệt trong đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập ngành y tế.

Nhằm đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với khoa học công nghệ đến năm 2020, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục bảo đảm bố trí nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sấch nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ. Thực hiện đổi mới toàn diện và đồng bộ tổ chức và hoạt động khoa học công nghệ để bảo đảm chi có hiệu quả 2% tổng chi ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nhiều kết quả nghiên cứu không được ứng dụng như hiện nay. Tiếp tục đổi mới cơ chế phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước phát triển khoa học công nghệ; Đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính với đơn vị sự nghiệp khoa học công lập…

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, Khóa XI đã nêu rõ: “Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp”. Rõ ràng để chiến lược đi vào cuộc sống và phát huy trên thực tế, rất cần có sự đồng thuận và tham gia tích cực của các ban, ngành, đội ngũ các nhà khoa học công nghệ và các tầng lớp xã hội.

Nội dung của Chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020 gồm: Phát triển khoa học công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Khoa học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo được bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; Tập trung thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ chủ yếu: tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý và cơ chế hoạt động khoa học công nghệ; Nhà nước tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ quốc gia, các sản phẩm quốc gia…

Nguồn tin: Đại biểu nhân dân

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công bộ truyền lực trục Puly kép động cơ B2-500 trên giàn khoan dầu khí

a1Tại các nước có nền cơ khí phục vụ khai khoáng phát triển (G7, EU, Nga, Trung Quốc…) việc chế tạo thiết bị phục vụ ngành công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí là một trong những lĩnh vực được ưu tiên đặc biệt cả về con người, về hệ thống cơ sở vật chất và tài chính.

Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro là đơn vị đứng đầu trong công tác tìm kiếm, khoan thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam hiện nay. Vùng hoạt động chủ yếu là thềm lục địa phía Nam Việt Nam và đang mở rộng hợp tác sang các nước như Liên Bang Nga, Algeria, Vênêzuêla, Kadắctan…

Vì vậy, việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bộ truyền lực trục-puly kép của động cơ B2-500 và từng loại phụ tùng trong nước là việc hết sức cần thiết và cấp bách.

Đây là kết quả nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong thực tế của đề tài Cấp Bộ Công Thương năm 2012.

Đặc tính kỹ thuật của bộ truyền lực trục-puly kép động cơ B2-500 trên giàn khoan dầu khí: Bộ truyền - Đường kính puly: Φ650; Số rãnh cáp: 15; Truyền công suất 500kW cho động cơ B2-500.

Đề tài đã lập quy trình công nghệ chế tạo và chế tạo thành công cụm thiết bị này, sẽ đưa vào thử nghiệm thời gian tới tại Vietsopetro. Cái khó của cụm này là sau khi chế tạo phải tiến hành làm giá và cân bằng động cả cụm (trục pully, gối đỡ và các puly phụ). Ảnh dưới đang tiến hành chuẩn bị gá lắp để cân bằng động cụm trục.

BBT: KT-KHCN Viện NCCK

Công nghệ biến tần tối ưu hóa thủy điện tích năng

Công nghệ thủy điện tích năng đang hồi sinh ngoạn mục những năm gần đây. Nguyên nhân chính của sự hồi sinh này là nhu cầu ngày càng tăng về tích trữ năng lượng quy mô lớn do các nguồn điện có tính rất không ổn định được nối lưới ngày càng nhiều, đi đầu là năng lượng gió. Một ích lợi quan trọng khác của thủy điện tích năng là cung cấp một số dịch vụ phụ trợ, cụ thể như: dự phòng để cân bằng lượng dư thừa cũng như thiếu hụt công suất và phát công suất phản kháng. Các yêu cầu này hoàn toàn có thể đáp ứng nhờ chế độ vận hành hết sức năng động của các nhà máy thủy điện tích năng, với chu kỳ phụ tải thường xuyên thay đổi và yêu cầu điều chỉnh công suất ngay cả ở chế độ bơm tích năng.

Nhà máy thủy điện tích năng được trang bị máy phát-động cơ (loại máy điện có khả năng vận hành như một máy phát điện hoặc như một động cơ điện) có tần số quay thay đổi được có thể đáp ứng các yêu cầu này. Bài báo này giới thiệu phương pháp thay đổi tần số quay bằng cách sử dụng bộ biến tần. Trong nhiều trường hợp, công nghệ này cũng mang lại thêm một số lợi ích khác như tăng hiệu suất tổng và mở rộng thêm vùng hoạt động so với máy điện đồng bộ truyền thống.

Công nghệ này đang trở thành hiện thực nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ điện tử công suất sử dụng trong các bộ biến tần công suất lớn, khiến giải pháp này trở nên khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn kinh tế. Chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát công nghệ biến tần hiện đang được áp dụng trong các ứng dụng trên.

Việc cấp phép nối lưới nhà máy thủy điện tích năng được điều tiết bởi quy chuẩn lưới điện. Quy chuẩn lưới điện ở các nước trên thế giới ngày càng ngặt nghèo hơn, đặc biệt là các quy định về đặc tính làm việc của nhà máy trong các tình huống sự cố. Hai quy định quan trọng đối với các tổ máy có tần số quay thay đổi sẽ được giải thích dưới đây.

1. Tổng quan

Hiện nay, hệ thống điện đang thay đổi trên toàn cầu do việc đưa vào ngày càng nhiều các nguồn năng lượng tái tạo. Hệ quả là lĩnh vực công nghệ nhà máy điện mở rộng hơn và tỉ lệ đóng góp của các nguồn năng lượng phân tán ngày một cao.

Ví dụ: nước Đức đã lập kế hoạch đến năm 2020, các nguồn năng lượng bền vững sẽ đáp ứng 35% nhu cầu điện năng, tức là tăng 55 GW về trị số tuyệt đối. Lượng tăng trưởng khủng khiếp này từ các nguồn điện có tính rất không ổn định, đặc biệt là năng lượng gió và mặt trời, đặt ra các thách thức rất lớn về kỹ thuật cho nhà sản xuất điện cũng như người vận hành lưới truyền tải. Để đối phó với sự thay đổi này, cần có sự phối hợp hiệu quả các biện pháp khác nhau, bao gồm:

• Mở rộng lưới truyền tải và phân phối điện.
• Tăng các điểm đấu nối liên kết các hệ thống điện.
• Quản lý nhu cầu phụ tải (demand side management - DMS) một cách thông minh, hay như người ta thường nói, áp dụng “lưới thông minh”.

Tuy nhiên, cho dù có thực hiện tất cả các biện pháp trên thì việc cấp điện từ các nguồn chủ yếu là tái tạo sẽ không thể thực hiện được nếu không tích trữ được năng lượng với quy mô lớn. Công nghệ duy nhất đã chín muồi và khả thi về kinh tế vào thời điểm hiện nay và trong trung hạn là công nghệ nhà máy thủy điện tích năng (pumped storage plant - PSP). Vì thế tầm quan trọng của các nhà máy này sẽ tăng lên trong những năm tới và các thập niên tới. Nhiệm vụ của các nhà máy này trong lưới điện cũng đang thay đổi, từ chỗ chủ yếu là các tổ máy tích năng, chỉ thay đổi chế độ vận hành vài lần trong một ngày chuyển thành các tổ máy hết sức linh hoạt, thay đổi chế độ vận hành rất nhiều lần trong một giờ. Công nghệ mới sử dụng bộ biến tần cho phép vận hành rất linh hoạt, và sao cho các nhà máy này trở thành yếu tố ổn định quan trọng trong một lưới điện hết sức năng động, cung cấp các dịch vụ phụ trợ như dự phòng cân bằng công suất, điều chỉnh điện áp và khả năng khởi động đen.

2. Nhà máy thủy điện

Một giải pháp cho việc vận hành tối ưu thủy điện tích năng là thay đổi tần số quay của tổ máy, điều này cho phép vận hành nhà máy năng động và linh hoạt hơn. Trong các tổ máy truyền thống, liên kết cố định giữa tần số quay của máy và tần số điện lưới là ràng buộc lớn ngăn cản máy vận hành linh hoạt hơn. Nếu phá bỏ được ràng buộc này bằng cách áp dụng công nghệ biến tần, sẽ có được nhiều lợi ích về mặt thủy lực cũng như về điện: Có thể điều chỉnh tần số quay của tuabin về điểm làm việc có hiệu suất cao nhất. Điều này là đặc biệt quan trọng trong trường hợp cột nước biến động lớn, khi mà lợi ích từ việc tăng hiệu suất thủy lực lớn hơn đáng kể so với tổn thất ở bộ biến tần.

Cũng nên lưu ý rằng thay đổi tần số quay của máy cho phép mở rộng dải vận hành thủy lực về mặt biên độ lưu lượng và cột nước so với tổ máy có tần số quay cố định.

Đặc tính hiện được yêu cầu nhiều nhất là khả năng điều chỉnh vô cấp công suất đầu vào của máy bơm trong những giới hạn nhất định, điều này cho phép tổ máy cung cấp lượng dự phòng cân bằng công suất dư thừa cũng như thiếu hụt.

Nhờ có bộ biến tần, việc điều khiển cũng được cải thiện về mặt động lực, bởi vì giờ đây, việc điều khiển chỉ liên quan tới những hằng số thời gian rất nhỏ của bộ biến tần chứ không phải với những hằng số thời gian lớn hơn rất nhiều của hệ thống thủy lực và các máy phát-động cơ. So sánh với máy phát-động cơ đồng bộ truyền thống, một hệ thống như vậy cũng chắc sẽ bền hơn trong trường hợp sự cố lưới như sụt điện áp hoặc ngắn mạch.

Ngược lại, hệ thống biến tần cũng có các nhược điểm của nó, đó là vốn đầu tư cao hơn và yêu cầu không gian lớn hơn. Ngoài ra còn phải tính đến tổn thất ở bộ biến tần khi tính toán hiệu suất chung của toàn bộ hệ thống.

thuydientichnang-1

Hình 1. Ảnh chụp từ trên cao nhà máy thủy điện tích năng tần số quay thay đổi Goldisthal (Đức). Trong 4 tổ máy với tổng công suất lắp máy 1.342 MVA, có 2 tổ máy có tần số quay thay đổi với công suất lắp máy tổng cộng là 680 MVA.


thuydientichnang-2

Hình 2. Sơ đồ tổ máy có tần số quay thay đổi có bộ biến tần trong mạch roto cùng với ảnh minh họa các bộ phận điện chính. Bên trái là máy phát-động cơ. Bên phải là máy biến áp biến tần và bộ biến tần, cấp nguồn cho mạch roto của máy điện cảm ứng; dòng điện cấp có cường độ, góc pha và tần số phù hợp, tùy thuộc vào điểm vận hành yêu cầu.


3. Hai ý tưởng về điện để thay đổi tần số quay

Có thể thay đổi tần số độ quay của máy điện trong khi vẫn giữ nguyên tần số lưới bằng hai phương pháp khác nhau, điều này có thể suy ra từ công thức tổng quát về quan hệ giữa tần số quay của máy điện và tần số của điệp áp cảm ứng:

thuydientichnang-3

Trong đó:
n: Tần số quay của máy điện tính bằng r/min (vòng/phút);
f: Tần số điện áp stator tính bằng héc (Hz);
p: Số đôi cực của máy phát-động cơ;
s: Hệ số trượt, nghĩa là sai lệch tương đối so với tốc độ đồng bộ (s = 0, đối với máy điện đồng bộ).
Hai ý tưởng - thay đổi tần số quay bằng cách thay đổi hệ số trượt và thay đổi tần số quay bằng cách thay đổi tần số - sẽ được miêu tả trong hai mục dưới đây.

3.1 Bộ biến tần mắc trong mạch rotor: Máy phát - động cơ hai nguồn cấp

Theo ý tưởng này, người ta sử dụng máy điện cảm ứng loại roto dây cuốn. Bộ biến tần cấp nguồn cho roto qua các vành trượt của máy điện một dòng điện có tần số thay đổi. Thông thường, bộ biến tần được nối trực tiếp vào thanh cái máy phát qua máy biến áp (Hình 2).

Phương án này thường được gọi là máy phát-động cơ hai nguồn cấp và được sử dụng rộng rãi trong dải công suất tương đối thấp, ví dụ như tuabin gió cũng như trong dải công suất cao như các tổ máy thủy điện tích năng, ví dụ như ở nhà máy thủy điện tích năng Goldisthal (Hình 1).

Bằng việc cấp nguồn điện có công suất phù hợp cho roto, có thể thay đổi tần số quay của máy trong một dải nhất định, tùy thuộc vào kích cỡ của bộ biến tần. Do dải tần số quay vận hành của tuabin bơm luôn bị giới hạn trong một dải nhất định xung quanh tần số quay danh định, nên giải pháp này giúp đạt được lợi ích của việc vận hành với tần số quay biến đổi mà không cần thiết kế bộ biến tần ứng với công suất toàn phần của máy điện.

Xác định thông số danh định của bộ biến tần là công việc rất phức tạp, các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu là dải tần số quay yêu cầu, công suất bơm yêu cầu, nhu cầu công suất phản kháng và đặc tính mong muốn của tổ máy trong trường hợp nhiễu động lưới. Để có một ý niệm về thông số danh định của bộ biến tần, xin cung cấp số liệu sau: Với yêu cầu dải tần số quay 10% quanh tần số quay danh định, cần thiết kế bộ biến tần với công suất bằng khoảng 15% công suất danh định của máy.

Dưới đây nêu tóm tắt một số đặc điểm quan trọng nhất của hệ thống, so sánh với máy phát-động cơ đồng bộ truyền thống:

• Thay đổi vô cấp tần số quay trong dải quy định.
• Hệ thống thủy lực đạt hiệu suất cao hơn.
• Hệ thống thủy lực có dải vận hành rộng hơn.
• Có thể điều chỉnh vô cấp công suất bơm.
• Điều khiển nhanh hơn các biến số điện (công suất, cường độ).
• Cải thiện các đặc tính quá độ khi xảy ra nhiễu động lưới.
• Không cần thiết bị khởi động cho chế độ bơm.
• Hệ thống điện phức tạp hơn (bộ biến tần, máy điện cảm ứng).

3. 2 Bộ biến tần mắc trong mạch stator - Bộ biến tần công suất toàn phần

Theo phương án này, bộ biến tần được mắc giữa máy phát điện và máy biến áp tăng áp (Hình 3). Vì bộ biến tần phải được thiết kế cho công suất toàn phần của máy điện nên giải pháp này chủ yếu áp dụng cho các tổ máy có công suất nhỏ hơn. Tuy nhiên trong điều kiện giá bộ biến tần ngày càng giảm, nên công suất được coi là “nhỏ hơn” này sau mỗi năm lại tăng lên. Do đó hiện nay, phạm vi ứng dụng giải pháp này nằm trong dải 30 - 40 MW, trường hợp nhà máy có cột nước thay đổi lớn thì công suất bộ biến tần thậm chí còn cao hơn nữa.

Bộ biến tần tách hoàn toàn tần số quay của máy điện ra khỏi tần số lưới, do vậy kiểu máy là tùy chọn, có thể sử dụng máy điện đồng bộ hoặc máy điện cảm ứng. Chẳng hạn như ở nhà máy điện Grimsel (Thụy Sỹ), máy phát đồng bộ 100 MVA hiện có được trang bị bộ biến tần có công suất toàn phần để phát huy lợi ích của việc thay đổi tần số quay.

thuydientichnang-4

Hình 3. Sơ đồ tổ máy có tần số độ quay thay đổi, bộ biến tần mắc trong mạch stator. Bộ biến tần tách máy phát-động cơ khỏi lưới điện và phải được thiết kế cho công suất toàn phần của tổ máy.

Ý tưởng này cũng được áp dụng cho các máy phát điện dùng nam châm vĩnh cửu, tần số quay thay đổi, công suất tới 10 MW. Ngoài lợi ích về thủy lực của việc vận hành với tần số quay thay đổi, trong nhiều trường hợp đây là phương cách kinh tế duy nhất đáp ứng các quy tắc nối lưới máy phát điện dùng nam châm vĩnh cửu.

Về góc độ kỹ thuật, tách máy điện ra khỏi lưới điện có nhiều lợi ích: Bên cạnh việc vận hành với tần số quay thay đổi, nó cũng tách rời các máy phát điện vận hành song song và bộ biến tần có thể sử dụng như một máy bù đồng bộ khi tổ máy không làm việc.

Có bộ biến tần, việc khởi động máy điện sẽ nhanh hơn so với các cấu hình khác bởi vì không phải thổi khí tuabin bơm. Ngoài ra, có thể hòa đồng bộ máy trước khi nó đạt tới tần số quay đồng bộ.

Do toàn bộ công suất phải được chuyển qua bộ biến tần nên tổn hao trong bộ biến tần chính là điểm bất lợi của giải pháp này. Để khắc phục nhược điểm này, có thể lắp thêm mạch nối tắt để chỉ sử dụng bộ biến tần khi cần thay đổi tần số quay khác với giá trị danh định.

3.3 Công nghệ biến tần

Kiểu bộ biến tần thực tế dùng trong các ứng dụng quy mô lớn nói trên là các bộ biến đổi nguồn điện áp (voltage source converter – VSC) cấp trung áp. Với các thiết bị bán dẫn đóng cắt được ở cả phía lưới và phía bộ biến tần của máy điện, bộ biến tần cho phép dòng công suất đi theo cả hai hướng, và nhờ việc thay đổi tần số quay của máy điện, năng lực điều khiển lại có thêm một bậc tự do so với các tổ máy đồng bộ có hệ thống kích từ điện một chiều.

Trong khi máy điện đồng bộ có hệ thống kích từ điện một chiều chỉ cho phép điều khiển lần lượt công suất phản kháng hoặc điện áp, các tổ máy có tần số quay thay đổi còn cho phép điều khiển tác động nhanh trong thời gian ngắn dòng công suất tác dụng hoặc đặt tần số quay của máy điện. Trong bộ biến tần, việc đóng cắt nhanh theo quy tắc tối ưu giúp giảm thấp thành phần sóng hài của điện áp và cường độ dòng điện, do đó không yêu cầu nhiều về lọc sóng hài.

thuydientichnang-5

Hình 4. Ví dụ về bộ biến tần loại IGCT của hãng ABB. Tổng công suất lắp của bộ biến tần là 58 MVA, kích thước bao 15,5 m x 3 m x 3,7 m và nặng 32 tấn. Mức điện áp xoay chiều là 6,4 kV.

Hiện có hai loại thiết bị bán dẫn khác nhau được sử dụng rộng rãi: Tiristor loại IGCT (integrated gated-commutated thyristor - tiristor tích hợp cực điều khiển) và tranzito loại IGBT (insulated-gate bipolar transistor - tranzito lưỡng cực có cực điều khiển cách ly) và biến thể hiện đại của loại tranzito này là IEGT (injection-enhanced gate transistor - tranzito có cực điều khiển cải thiện bơm dòng). Không giống như tiristo là loại cần dòng điện đi qua điểm “0” để có thể cắt mạch, các phần tử này có thể đóng cắt tùy ý bằng việc điều khiển điện cực cổng một cách phù hợp.

Thiết bị bán dẫn nào sẽ được sử dụng là tùy thuộc vào nhà chế tạo bộ biến tần và chiến lược sản phẩm của họ. Các bộ biến tần sử dụng hai loại thiết bị bán dẫn này đều đã có mặt trên thị trường và cũng có các tài liệu tham chiếu về các ứng dụng trong nhà máy điện.

Cần lưu ý rằng đối với các tổ máy thủy điện tích năng công suất lớn, bộ biến tần là thiết bị kích thước lớn. Xem ví dụ minh họa ở Hình 4.

thuydientichnang-6

Hình 5. Đường cong vượt qua chế độ sự cố đối với các tổ máy thủy điện tích năng nối lưới điện áp từ 110 kV trở lên, trích trong quy chuẩn lưới điện ENTSO-E [sơ bộ]. Biểu đồ thể hiện các giới hạn của đường cong điện áp/thời gian cho điện áp tại điểm đấu nối trong thời gian và sau sự cố.

4. Các yêu cầu trong quy chuẩn lưới điện

Khắp nơi trên thế giới, các quy chuẩn lưới điện về nối lưới các tổ máy điện và đặc tính làm việc của các tổ máy trong trường hợp sự cố đang trở nên ngặt nghèo hơn. Một qui chuẩn mới về đấu nối các tổ máy vào lưới điện châu Âu hiện đang trong giai đoạn đánh giá. Các tổ máy có tần số quay thay đổi được nối lưới qua bộ biến tần phải thỏa mãn các yêu cầu đối với các tổ máy điện đồng bộ lớn cũng như đối với các mô đun trong tổ hợp nguồn điện (ví dụ như các tuabin gió). Về mặt kỹ thuật, điều này làm nảy sinh một số vấn đề:

* Việc điều tiết thủy lực các máy phát điện chậm hơn so với các hệ thống khác cũng dùng bộ biến tần, ví dụ như các tuabin gió có bộ điều khiển góc nghiêng cánh gió tác động nhanh. Điều này có nghĩa là trong trường hợp sự cố, máy sẽ tăng tốc rất nhanh nếu không có biện pháp phòng chống.

* Công suất của tổ máy thủy điện tích năng lớn nằm trong khoảng 300 MW, so với khoảng 3 MW của tuabin gió. Vì thế trong trường hợp sự cố, các gía trị điện từ sẽ cao hơn đáng kể. Chỉ có thể kiểm soát các giá trị này bằng bộ biến tần có kích cỡ phù hợp và có chiến lược điều khiển hợp lý.

Các yêu cầu ngặt nghèo nhất là năng lực vượt qua chế độ sự cố và yêu cầu bơm dòng phản kháng tác động nhanh. Điều này được chỉ ra ở Hình 5 và Hình 6, trích từ dự thảo qui chuẩn lưới điện châu Âu ENTSO-E (European Network of Transmission System Operators for Electricity – Lưới điện châu Âu của các đơn vị vận hành hệ thống truyền tải điện).

* Khả năng vượt qua chế độ sự cố (Hình 5): Nếu điện áp tại điểm đấu nối với lưới (grid connection point - PCC), thường là phía cao áp của máy biến áp tăng áp, không tụt xuống dưới đường nét đậm màu đỏ trong biểu đồ điện áp/thời gian minh họa dưới đây, thì tổ máy vẫn phải kết nối với lưới và vận hành ổn định. Điều này có nghĩa là tổ máy phải vượt qua chế độ ngắn mạch kim loại phía cao áp trong thời gian ≥ 150 ms. Hệ thống phải được thiết kế sao cho trong tình huống như vậy, mọi trị số liên quan (ví dụ tần số quay, dòng điện, điện áp) phải được duy trì trong giới hạn cho phép. Đặc biệt với các tổ máy lớn có bộ biến tần lắp trong mạch rô to (Hình 2), điều này chỉ thực hiện được với bộ biến tần có kích cỡ phù hợp và có thiết bị bảo vệ được thiết kế cẩn thận cũng như có chiến lược điều khiển rất tinh vi.

thuydientichnang-7

Hình 6. Nguyên lý hỗ trợ điện áp bằng việc bơm nhanh dòng phản kháng trong khoảng thời gian sự cố, trích trong quy chuẩn lưới điện ENTSO-E [sơ bộ]. Đường nét đỏ thể hiện dòng công suất phản kháng tối thiểu yêu cầu, được biểu diễn ở dạng tỉ số giữa dòng phản kháng và dòng danh định tính bằng đơn vị tương đối, ứng với độ sụt áp, được biểu diễn ở dạng tỉ số giữa giá trị điện áp thực và điện áp danh nghĩa tính bằng đơn vị tương đối tại điểm nối lưới.

* Tác động nhanh bơm dòng phản kháng (Hình 6): Theo yêu cầu quan trọng thứ 2, phải cấp dòng phản kháng ngay khi điện áp lưới sai lệch trên 10% so với giá trị danh nghĩa. Khi điện áp lưới tụt xuống còn 60% điện áp danh nghĩa, tổ máy phải cung cấp dòng công suất phản kháng cỡ bằng dòng điện danh định trong khoảng thời gian 40 ms. Với các tổ máy có bộ biến tần lắp trong mạch roto (Hình 2), trong nhiều trường hợp, yêu cầu này quyết định công suất yêu cầu của bộ biến tần.

Thông thường việc thỏa mãn các yêu cầu trên phải được chứng minh ngay trong giai đoạn đầu của dự án bằng phương pháp mô phỏng, cùng hợp tác với nhà chế tạo bộ biến tần.

(theo: EVN)

Máy bay “Hai lúa” xuất ngoại

Máy bay hai lúa Trần Quốc Hải

Máy bay hai lúa Trần Quốc Hải

10 năm trước đây, tên tuổi ông Trần Quốc Hải (ngụ Suối Dây, Tân Châu, Tây Ninh) nổi như cồn với những chiếc máy bay trực thăng mang thương hiệu “Hai lúa”. Không bay được ở trong nước nhưng những chiếc trực thăng đó đã được xuất khẩu sang Mỹ, Hàn Quốc.

Ước mơ chế tạo máy bay trực thăng để bay trên vùng rẫy bón phân như ngành nông nghiệp Mỹ đã thực hiện, ông Hải dành nhiều thời gian tìm tòi, học hỏi quy trình vận hành, nguyên tắc hoạt động của máy bay.

Sau một thời gian dài nghiên cứu, năm 2003 ông chế tạo chiếc máy bay trực thăng đầu tiên. Năm 2005 chiếc máy bay thứ hai ra đời, cải tiến, hiện đại hơn chiếc trước mà giá thành chỉ bằng... một chiếc ôtô. Ông đã cùng cộng sự đưa máy bay ra đồng bay thử. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng kết luận máy bay “không thể bay được”.

Máy bay hai lúa Trần Quốc Hải

Xuất khẩu máy bay

Việc một nông dân chế tạo máy bay bằng phương pháp thủ công đã được một số tổ chức khoa học kỹ thuật trên thế giới ghi nhận. Họ đã liên hệ để đưa chiếc “trực thăng ông Hải” đi chu du, triển lãm ở nhiều nước, từ Mỹ, Đức, Nhật đến Hàn Quốc, Singapore, Úc... và công nhận ông là “kỹ sư - nhà nông”.

"Tôi đã chế tạo chiếc máy bay thứ ba vào năm 2007 nhưng nó được để đó chờ thời điểm thuận tiện cất cánh"

Ông Trần Quốc Hải

Ông Hải cho biết đã bán chiếc trực thăng đầu tiên cho một bảo tàng ở New York (Mỹ), chiếc còn lại Bảo tàng Busan của Hàn Quốc đã mua khi đang triển lãm ở Singapore.

Chúng tôi hỏi: “Bán máy bay được bao nhiêu tiền?”. Ông Hải cười cười không muốn tiết lộ: “Vài trăm ngàn đôla một chiếc. Nhưng toàn bộ số tiền này chúng tôi dùng để chế tạo những máy móc khác”.

Trong một chuyến đi Mỹ, ông Hải đọc được quyển sách trong đó có câu “Hãy biến máy bay, xe tăng thành máy nông nghiệp”. Quyển sách đã làm thay đổi suy nghĩ của ông, từ đó ông quyết tâm chuyển đam mê khoa học sang việc chế tạo máy nông nghiệp.

Trong những chuyến đi và làm việc với các tổ chức khoa học nước ngoài, có nhiều cơ hội ở lại định cư để có điều kiện nghiên cứu khoa học, chế tạo máy bay nhưng ông Hải đã cương quyết trở lại VN để chế tạo máy nông nghiệp.

Ông nói rằng nông dân của mình vẫn chưa được cơ giới nhiều công đoạn, họ vẫn còn dùng sức người vừa chậm vừa tốn kém nên ông muốn giúp đỡ họ cơ giới hóa để tăng năng suất và giảm sức lao động.

“Người nông dân của mình rất chất phác, trong quá trình sản xuất gặp khó khăn gì họ lại kéo đến tôi để hỏi và đây là động lực để tôi tìm tòi sáng tạo ra những máy móc nông nghiệp phục vụ sản xuất. Cũng chính nông dân đã gợi ý cho tôi trong việc chế tạo máy móc với nhiều công dụng khác nhau”- ông Hải hồ hởi.

Từ đơn đặt hàng của nông dân

Máy trồng mì Trần Quốc Hải

Theo ông Hải, nông dân hiện nay trồng mì vẫn dựa vào sức người là chính. Với tiền công khoảng 120.000 đồng/người, khoảng 17 người mới trồng hết 1 ha/ngày - tức tốn gần 2 triệu đồng/ha. Nhưng vấn đề ở chỗ tìm nhân công không dễ vì đến mùa vụ nhiều rẫy cần người cùng lúc nên xảy ra tình trạng “giành giật” nhân công. Nhiều người gợi ý ông chế tạo máy trồng mì.

Và chiếc máy đã ra đời đáp ứng nhu cầu của người nông dân. Với máy trồng mì, mỗi ngày cùng với năm nhân công, có thể trồng được 10 ha với chi phí nhân công và xăng dầu chỉ hết 1,5 triệu đồng. Giá mỗi chiếc máy như vậy khoảng 30 - 40 triệu đồng (chưa tính đầu máy kéo). Ngoài máy trồng mì, ông còn sản xuất hàng loạt máy như máy nhổ củ mì, máy làm cỏ, máy bón phân..., cơ giới hóa gần như toàn bộ quy trình trồng mì.

Nhiều nông dân gặp ông than rằng thanh niên không gắn bó với đồng ruộng, bỏ đi làm công nhân dẫn đến thiếu người bốc vác, vận chuyển nông sản. Ông lại mày mò chế tạo chiếc máy sáu bánh chở nông sản có thể chạy trên mọi địa hình, kể cả đồi núi.

Khi người trồng cao su lo lắng mùa khô lá rụng nhiều chỉ cần bất cẩn thì cả vườn cao su bạc tỉ sẽ có nguy cơ cháy. Vườn cao su 5ha phải cần đến 10 người quét gom lá trong một ngày. Với hàng ngàn hecta cao su như hiện nay thì không thể tìm đâu ra người để làm. Nhận được lời đặt hàng, ông suy nghĩ, bắt tay vào chế tạo. Và chiếc máy thổi lá cao su đã ra đời. Chỉ cần một người một máy có thể thổi lá cao su ra khỏi gốc cây và gom lại thành hàng thẳng tắp với công suất 25 ha/ngày.

Chưa hết, nhiều người đặt hàng chế tạo máy tận thu mủ cao su lẫn trong đất cát. Sau một thời gian ngắn, ông đã khiến nhiều nông dân vui mừng khôn xiết khi cho ra đời máy “giặt” mủ cao su. Mỗi giờ máy “giặt” được 800kg mủ. Lợi ích kinh tế ở chỗ: 1kg mủ bẩn giá khoảng 9.000 đồng, sau khi “giặt” sẽ cho ra 0,5kg mủ sạch với giá khoảng 22.000 đồng/kg, giúp nông dân thu lợi hàng tỉ đồng mỗi năm...

Cứ vậy, khi có người đặt hàng ông lại tìm tòi và cho ra đời một loại máy mới. Xưởng máy chỉ với sáu người, trong đó có ông và con trai, nhưng đã chế tạo hàng trăm loại máy phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Máy nông nghiệp của ông Hải không chỉ được tiêu thụ trong nước mà đã xuất sang Lào, Campuchia và Thái Lan. “Nhiều người ngoài Hà Nội đến đặt cọc để tôi chế tạo máy đưa sang Lào. Chính phủ Campuchia cũng đặt mua 10 bộ gồm ba máy trồng, làm cỏ và bón phân cho cây mì”- ông Hải cho biết.

Tuy thành công từ “đơn đặt hàng” của nông dân nhưng khi đụng đến “Nhà nước” thì ông Hải không khỏi chạnh lòng. Ông cho biết vừa qua tỉnh Tây Ninh đã đặt hàng ông chế tạo máy nhổ củ mì, thế nhưng hiện máy này đã hoàn tất song thủ tục hành chính lại rất nhiêu khê. Thậm chí, vẫn chưa thấy tỉnh thành lập hội đồng khoa học để nghiệm thu và do vậy tiền tài trợ cho dự án vẫn chưa có. Tương tự, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Tây Ninh yêu cầu ông chế tạo máy thu hoạch mía và chiếc máy này đang giai đoạn hoàn tất, nhưng vẫn chưa thấy sở này đả động gì đến việc thử nghiệm để hỗ trợ vốn nghiên cứu chế tạo.

Máy móc giúp ích cho nhà nông

Kỹ sư Lê Ngọc Tĩnh - nguyên giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Tây Ninh - cho biết ông Trần Quốc Hải là người đam mê chế tạo máy móc kỹ thuật.

“Bản thân tôi đeo đuổi ngành ứng dụng khoa học công nghệ nên theo dõi rất kỹ những sáng chế phục vụ sản xuất nông nghiệp của ông Hải. Sau những thăng trầm trong việc chế tạo máy bay, những năm gần đây máy móc ông Hải chế tạo đã rất thiết thực phục vụ sản xuất của người nông dân, nào là máy trồng mì, máy nâng hai cầu đi trên mọi địa hình, máy giặt mủ cao su tạp, máy phun thuốc cao su...

Vừa qua, ông Hải chế tạo máy thu hoạch mía chặt nguyên cây và róc lá gần hoàn tất. Đây là một sáng tạo rất thiết thực, loại máy này nếu nhập từ nước ngoài về phải mất không dưới 5 tỉ đồng, nhưng nếu ông Hải chế tạo với vật liệu trong nước thì giá thành chưa đến 1 tỉ đồng”.

Chế tạo bao nhiêu bán hết bấy nhiêu

Nguyễn Thị Thay (nguyên chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh):

Hầu như ông Hải chế tạo bao nhiêu máy nông nghiệp thì bán hết bấy nhiêu vì người dân đã đặt hàng hết. Người nông dân đam mê sáng tạo kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp mà tâm huyết như ông Hải rất khó kiếm. Tuy nhiên hiện nay địa phương chỉ hỗ trợ tinh thần là chính chứ chưa có hỗ trợ về tài chính để ông Hải phát huy hết khả năng của mình, sáng tạo máy móc kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Lợi nhuận tăng lên nhờ cơ giới hóa

Đặng Kim Yến (thị xã Tây Ninh, chủ vườn cao su):

Tôi đã mua máy trồng cao su, máy bón phân, xịt và phun thuốc, máy thổi lá cao su... của ông Hải. Hiện vườn cao su của tôi chỉ tốn nhân công cạo mủ còn lại, thay vì thuê rất nhiều nhân công như trước đây, với máy móc, tôi chỉ cần một người lái và hai người phụ thì có thể chăm sóc cả vườn cao su. Việc cơ giới hóa giúp cắt giảm chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian chăm sóc cây cao su và tăng lợi nhuận.

Xem thêm: Việt Nam - Thụy Điển hợp tác chế tạo máy bay không người lái tối tân (14/01/2013)

Nguồn: http://cokhinangluong.com/news/ban-tin-noi-bo/may-bay-hai-lua-xuat-ngoai-95/